Nước sông Hương vàng đục kéo dài

04/11/2021 - 17:40

PNO - Suốt hơn một tháng qua, nước sông Hương qua khu vực trung tâm Thành phố Huế có màu vàng đục và đậm, nhìn như màu của nước bùn.


 

Từ cuối tháng 9.2021, khi bước vào mùa mưa của Huế, nước sông Hương bắt đầu chuyển đục, ban đầu là màu vàng nhẹ nhưng sau các đợt mưa to vào nửa cuối tháng 10 đã khiến cho màu nước ngày càng vàng đậm và đục nặng hơn. Nhiều ngày trở lại đây, mưa giảm hẳn và có nắng ấm nhưng màu nước sông Hương vẫn có màu vàng đục nặng.
Từ cuối tháng 9/2021, khi bước vào mùa mưa, nước sông Hương bắt đầu chuyển đục, ban đầu là màu vàng nhẹ nhưng sau các đợt mưa to vào nửa cuối tháng 10 đã khiến cho màu nước ngày càng vàng đậm và đục nặng hơn. Nhiều ngày trở lại đây, mưa giảm hẳn và có nắng ấm nhưng nước sông Hương vẫn có màu vàng đục nặng.

Sông Hương vốn trong xanh và mát dịu, là điểm nhấn cho cảnh quan thành phố nên khi màu nước vàng đục đã có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến không gian cảnh quan. Ngoài ra, con sông này cũng là nguồn cung cấp nước cho Nhà máy Cấp nước Thừa Thiên - Huế (HUEWACO) để xử lý làm nước sinh hoạt cho người dân. Vì vậy, nhiều người lo ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt trong thời gian này.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: bình thường mưa lũ bao giờ cũng mang nặng phù sa do xói mòn sườn dốc, sạt lở các bờ sông; nhưng việc nước sông Hương vàng đặc bất thường và kéo dài trong đợt này còn do việc thi công đường cao tốc Cam Lộ- La Sơn đi qua thượng nguồn sông Hương. Quá trình thi công, gặp mưa lớn đã khiến một khối lượng đất đá không nhỏ trôi xuống sông, chảy về phía hạ lưu và chuyển màu nước. Tình trạng nước sông Hương vàng đục sẽ giảm dần và kết thúc khi hết mưa bão. “Cách đây khoảng 15 năm khi thi công đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua huyện A Lưới, rồi khi thi công các hồ chứa Tả Trạch, thủy điện Bình Điền, và cách đây 2 năm là thi công công trình cao tốc La Sơn- Túy Loan qua huyện Nam Đông cũng làm nước sông vàng đục một thời gian”- ông Phan Thanh Hùng thông tin.
Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng: việc nước sông Hương vàng đặc bất thường và kéo dài trong đợt này còn do việc thi công đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn đi qua thượng nguồn sông Hương. Quá trình thi công, gặp mưa lớn đã khiến một khối lượng đất đá không nhỏ trôi xuống sông, chảy về phía hạ lưu và chuyển màu nước. 
Ông Lê Quang Ánh, Phó Giám đốc Quan trắc Tài nguyên và môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế) thông tin: chúng tôi lấy mẫu ở 9 điểm dọc sông Hương, từ khu vực thượng nguồn tại ngã 3 Tuần đến vùng hạ lưu ở đập Thảo Long; trong đó, khu vực sông Hương qua trung tâm Thành phố Huế có các điểm lấy mẫu tạị Xước Dũ (phường Hương Hồ), điện Hòn Chén, chợ Đông Ba, chợ Dinh, ngã 3 Sình. Việc lấy mẫu quan trắc được thực hiện định kỳ 2 tháng/lần, nhằm phân tích các chỉ số về hóa lý, vi sinh hữu cơ, dinh dưỡng… “Vào thời điểm điểm này các năm trước, nước sông Hương cũng có hiện tượng vàng đục kéo dài. Những tháng của quý 4 ở Huế mưa nhiều nên tình trạng đó cũng là bình thường. Năm 2020, nước sông Hương cũng vàng đục kéo dài khá lâu, nhưng các thông số chỉ tiêu về chất lượng nguồn nước vẫn đạt chuẩn.
Ông Lê Quang Ánh, Phó Giám đốc Trung tâm  Quan trắc Tài nguyên và môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết: “Vào thời điểm này các năm trước, nước sông Hương cũng có hiện tượng vàng đục kéo dài. Những tháng của quý IV ở Huế mưa nhiều nên tình trạng đó cũng là bình thường. Năm 2020, nước sông Hương cũng vàng đục kéo dài khá lâu, nhưng các thông số chỉ tiêu về chất lượng nguồn nước vẫn đạt chuẩn"
Từ ngày 11/9/2021 đến nay (gần 2 tháng), từ đầu tháng 9 lượng mưa trên địa bàn khá lớn. Các dự án đường cao tốc phía trên thượng nguồn đang thi công cộng với xả lũ từ các hồ đập thủy điện kéo theo lượng đất đá, bùn khoáng theo nguồn nước trôi về hạ du, khiến độ đục và các chất hữu cơ, sắt, mangan trong nước tăng cao. Độ đục sông Hương tại NM Vạn Niên 500 NTU, sông Ô Lâu tại NM Phong Thu > 1.000 NTU, sông Bồ tại NM Tứ Hạ >100 NTU và các nguồn nước khe suối tại Nam Đông, A Lưới cũng có độ đục rất cao. Khi nguồn nước có độ đục cao thì ảnh hưởng rất lớn đến công tác vận hành xử lý nước của nhà máy và làm tăng chi phí cho công tác xử lý nước (tăng chi phí hóa chất xử lý, chi phí phân tích chất lượng nước và chi phí nhân công theo dõi vận hành xử lý nước, …). Tuy nhiên, chất lượng nước đầu ra vẫn đảm bảo theo Quy chuẩn chất lượng nước của Bộ Y Tế, trong đó độ đục nước cấp đạt 0,02 NTU (thấp hơn 100 tiêu chuẩn), thông số vi sinh vật Coliform và Ecoli đều bằng không.
Được biết từ ngày 11/9/2021 đến nay (gần 2 tháng), lượng mưa trên địa bàn khá lớn. Các dự án đường cao tốc phía trên thượng nguồn đang thi công cộng với xả lũ từ các hồ đập thủy điện kéo theo lượng đất đá, bùn khoáng theo nguồn nước trôi về hạ du, khiến độ đục và các chất hữu cơ, sắt, mangan trong nước tăng cao. Tuy nhiên, chất lượng nước đầu ra vẫn đảm bảo theo Quy chuẩn chất lượng nước của Bộ Y Tế, trong đó độ đục nước cấp đạt 0,02 NTU (thấp hơn tiêu chuẩn cho phép), thông số vi sinh vật Coliform và Ecoli đều bằng không.
Để đảm bảo chất lượng nước đầu ra như trên thì cán bộ nhân viên Phòng Quản lý Chất lượng nước tăng cường hỗ trợ jartest liều lượng hóa chất xử lý nước, giám sát kiểm tra chất lượng nước các công đoạn tại các nhà máy để đảm bảo an toàn khi cấp nước đến người dân. Nếu thông thường các mẫu nước được lấy và tiến hành các thí nghiệm kiểm tra chất lượng nước như kiểm tra độ đục, thông số vi sinh vật… trong nước hàng tuần, thì nay chất lượng nước nguồn và nước sau xử lý được kiểm tra 2 tiếng/lần, báo cáo chất lượng nước theo từng ngày.
Lãnh đạo công ty cổ  phần cấp nước Thừa Thiên - Huế (HUEWACO) cho biết, để đảm bảo chất lượng nước đầu ra, hiện chất lượng nước nguồn và nước sau xử lý được kiểm tra 2 giờ/lần, báo cáo chất lượng nước theo từng ngày.
Việc tăng tần suất kiểm tra nước tăng lên 2h/lần sẽ kịp thời phát hiện những bất thường hay mối nguy tiềm ẩn đề xuất phương án xử lý kịp thời. Trong thời gian mưa lũ, tại các nhà máy và toàn mạng vẫn duy trì lượng clo dư từ 0,2 đến 0,5mg/l, ngăn chặn các nguy cơ nước bị nhiễm các vi sinh vật đảm bảo chất lượng nguồn nước cung cấp đến khách hàng.
Việc tăng tần suất kiểm tra nước tăng lên 2 giờ/lần sẽ kịp thời phát hiện những bất thường hay mối nguy tiềm ẩn để đề xuất phương án xử lý kịp thời. Trong thời gian mưa lũ, tại các nhà máy và toàn mạng cấp nước vẫn duy trì lượng clo dư từ 0,2 đến 0,5mg/l, ngăn chặn các nguy cơ nước bị nhiễm các vi sinh vật 
“Để đảm bảo chất lượng nước đầu ra, đảm bảo an toàn nguồn nước khi cấp đến người dân, chúng tôi đã yêu cầu cán bộ của Phòng Quản lý Chất lượng nước tăng cường hỗ trợ jartest liều lượng hóa chất xử lý nước, giám sát kiểm tra chất lượng nước các công đoạn tại các nhà máy. Nếu thông thường các mẫu nước được lấy và tiến hành các thí nghiệm kiểm tra chất lượng nước như kiểm tra độ đục, thông số vi sinh vật… trong nước hàng tuần, thì nay chất lượng nước nguồn và nước sau xử lý được kiểm tra 2 tiếng/lần, báo cáo chất lượng nước theo từng ngày. Theo quy chuẩn chất lượng nước của Bộ Y tế, độ đục nước không quá 2 NTU, thì nước tại HUEWACO sau lọc đạt 0,02 NTU (thấp hơn 100 lần tiêu chuẩn), thông số vi sinh vật Coliform và Ecoli đều bằng không”- ông Trương Công Hân, Tổng Giám đốc HUEWACO khẳng định.
"Theo quy chuẩn chất lượng nước của Bộ Y tế, độ đục nước không quá 2 NTU, thì nước tại HUEWACO sau lọc đạt 0,02 NTU (thấp hơn 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép), thông số vi sinh vật Coliform và Ecoli đều bằng không", ông Trương Công Hân, Tổng Giám đốc HUEWACO khẳng định.
Đặc biệt nhiều chủ thuyền rồng chở khách du lịch trên sông Hương cho biết, họ thường chở khách đi trên sông Hương nên cảm nhận rất rõ sự đổi màu của con nước. Sau thời điểm cơn bão số 5 trong tháng 10 vừa qua thì nước sông Hương bắt đầu chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt rồi vàng đậm, thậm chí có nhiều đoạn sông bị vùng đục rất nặng. Tình trạng này khiến người dân Cố đô Huế lo sợ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
Trong khi đó, nhiều chủ thuyền rồng chở khách du lịch trên sông Hương cho biết, họ thường chở khách đi trên sông Hương nên cảm nhận rất rõ sự đổi màu của con nước. Sau thời điểm cơn bão số 5 trong tháng 10 vừa qua, nước sông Hương bắt đầu chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt rồi vàng đậm, thậm chí có nhiều đoạn sông bị đục rất nặng.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI