PNO - Sáng 26/1, NSND Kim Cương tổ chức họp mặt, trao quà tết cho nghệ sĩ nghèo, công nhân hậu đài. Đây cũng là mùa thứ 8 của chương trình Nghệ sĩ tri âm.
Thường niên, NSND Kim Cương dựa vào các mối quan hệ cá nhân để vận động, xin tài trợ. Tuy nhiên năm nay do tình hình khó khăn, thời gian gấp rút nên bà được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM cùng với Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ em mồ côi TPHCM phối hợp hỗ trợ.
Lần này, chương trình trao 150 phần quà, bao gồm 6 triệu đồng tiền mặt và 1 thùng mì/phần. Kinh phí thực hiện chương trình là 1 tỷ đồng. Trong buổi sáng 26/1, có nhiều nghệ sĩ đã đến nhận. Với những nghệ sĩ ở xa, chưa thể đến, BTC sẽ tìm cách gửi quà đến sau. NSND Kim Cương khóc trong buổi họp mặt. Bởi bà nghĩ năm nay chương trình khó thể thực hiện do nhiều khó khăn chồng chất, dịch bệnh, kinh tế bị ảnh hưởng… Đến 10g sáng ngày 25/1, bà mới an tâm khi nhận được thông tin sẽ có quà trao cho nghệ sĩ.
![]() |
NSND Kim Cương và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi TPHCM chia sẻ trong buổi họp mặt sáng 26/1 |
Bà kể khi bốc điện thoại gọi cho từng nghệ sĩ đến nhận quà bà rưng rưng nước mắt vì xúc động. NSND Kim Cương cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các tổ chức, đoàn thể, cá nhân đã đồng hành cùng bà trong hoạt động thiện nguyện lần này.
“Tôi không dám hứa chắc nhưng nếu những năm sau tôi còn sức khoẻ tôi vẫn sẽ làm. Niềm vui của anh chị em cũng là niềm vui của chúng tôi. Tôi thường hay nói với mọi người rằng, cứ hết lòng vì sân khấu, khán giả thì cuộc đời sẽ không quên nghệ sĩ đâu. Sự hỗ trợ trong hoàn cảnh khó khăn này thật đáng quý. Qua một năm dịch bệnh, còn gặp lại nhau, còn khoẻ mạnh đã là một niềm hạnh phúc quá to lớn”, NSND Kim Cương chia sẻ.
NSƯT Hùng Minh thay mặt các nghệ sĩ có mặt gửi lời cảm ơn đến BTC chương trình. Ông nói: “Chúng tôi thành thật cảm ơn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM. Cảm ơn chị Kim Cương đã luôn nghĩ đến anh chị em nghệ sĩ dù tuổi đời đã lớn, sức khoẻ cũng không còn như xưa. Rất nhiều năm qua, làm được gì cho anh chị em nghệ sĩ chị đều không quản ngại, để mùa tết đến niềm lo lắng vơi đi ít nhiều. Những giọt nước mắt của chị chúng em hiểu là niềm hạnh phúc, và cũng khiến chúng em xúc động. Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả sự quan tâm dành cho anh chị em nghệ sĩ”.
![]() |
NSƯT Hùng Minh xúc động nói lời cảm ơn khi nhận được sự hỗ trợ trước thềm Tết Nguyên đán |
Nghệ sĩ Diễm Kiều nói gần 2 năm qua sân khấu rất ít hoạt động, bà cũng không nhận lời đóng phim vì lo ngại dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Được gặp lại đồng nghiệp sau một năm quá nhiều mất mát bà nói không còn gì hạnh phúc hơn. “Tôi chỉ mong mọi người đều khoẻ mạnh, bình an để những năm sau còn tiếp tục gặp nhau. Tôi cũng mong dịch bệnh sớm qua đi để anh chị em đồng nghiệp tiếp tục được làm nghề, cống hiến cho khán giả”, bà nói.
![]() |
Nghệ sĩ Diễm Kiều (áo hoa) nói hạnh phúc khi gặp lại đồng nghiệp |
Nghệ sĩ Lệ Châu, đoàn tuồng cổ Ngọc Khanh xúc động khi gặp lại bạn diễn năm xưa. Bà kể thời điểm dịch bệnh xung quanh khu bà sống đều có người mất, nên sau khi trải qua giai đoạn khó khăn đó càng trân trọng cơ hội khi được gặp lại mọi người. “Bây giờ còn thấy nhau là quý lắm, không mong gì hơn. Trong gần 2 năm qua, cuộc sống của anh chị em hoạt động tuồng cổ bấp bênh do không thể đi biểu diễn. Vì thế, nhận được sự hỗ trợ lần này chúng tôi rất mừng. Trong hoàn cảnh khó khăn mọi người vẫn nghĩ, sẻ chia với anh em nghệ sĩ khó khăn”, bà chia sẻ.
![]() |
Nghệ sĩ Lệ Châu (phải) trò chuyện cùng một đàn anh sau khi nhận quà |
Trung Sơn
Chia sẻ bài viết: |
Richard Chamberlain - người thủ vai linh mục Ralph de Bricassart của bộ phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" - đã qua đời ở tuổi 90 do đột quỵ.
Ở Sài Gòn - TPHCM, dấu ấn của Trịnh Công Sơn không chỉ có tại căn nhà trong con hẻm Phạm Ngọc Thạch mà lan tỏa nhiều nơi.
Nhiều đồng nghiệp, học trò dù đã biết về bệnh tình của Nghệ sĩ nhân dân Xuân Quan, đã chuẩn bị tinh thần về một ngày ông sẽ ra đi bất chợt...
Chiều 30/3, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TPHCM - cùng đoàn lãnh đạo, cán bộ TPHCM đến viếng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.
Sáng 30/3, tại Nghinh Lương Đình, Sở VH-TT TP Huế tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam.
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt có đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng đổi mới...
Nghệ sĩ nhân dân Xuân Quan, tên tuổi bậc thầy của sân khấu hát bội, qua đời.
Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình Gala "Thành phố tình ca" và kết hợp trao giải cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”.
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - tác giả của các ca khúc nổi tiếng như “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”, “Hãy yên lòng mẹ ơi”... qua đời.
Tín hiệu đáng mừng là liên hoan xuất hiện nhiều gương mặt tài tử mới, trẻ bên cạnh những tài tử có bề dày gắn bó với loại hình nghệ thuật này.
Ông là nhà điêu khắc có nhiều sáng tác nhất về Bác với hơn 200 tác phẩm. Trong đó, có tượng Bác Hồ với thiếu nhi từng đặt trước UBND TPHCM...
Các nghệ sĩ điện ảnh xưa và nay đã hội ngộ trong buổi trao tặng kỷ niệm chương của Hội Điện ảnh Việt Nam.
Sự chuyển dịch ở thế hệ người viết trẻ có thể được nhìn thấy qua những trào lưu sách.
Chibooks đang tiến hành chuyển ngữ hai tác phẩm mới của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng sang tiếng Hoa: "Việt Nam – Ăn mặc thong dong" và "Ngàn năm trà Việt".
Ngày 27/3, UBND quận Bình Thạnh cho biết đã thực hiện cưỡng chế tại di tích Nhà cổ dân dụng truyền thống của học giả Vương Hồng Sển.
Các di tích lịch sử quý giá đã bị phá hủy hoặc hư hại. Nhiều di tích khác đang bị đe dọa khi cháy rừng hoành hành khắp Bắc Gyeongsang.
Nghệ sĩ nhân dân Thanh Tuấn nhập viện vì bệnh tim.
Trong khuôn khổ Lễ hội Thanh niên TPHCM 2025, quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ TPHCM đã tuyên dương và trao bảo trợ cho 12 bạn trẻ...