Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).
Do không đồng ý vời điều khoản nên Anh đã không ký hiệp ước tham gia nên Anh không phải là một trog những nước sáng lập.
Hai năm sau nước này đổi ý và muốn gia nhập. Nhưng thực tế, nước này phải rất khó khăn mới có thể gia nhập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) - vốn là tiền thân của EU.
|
nước này phải rất khó khăn mới có thể gia nhập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) - vốn là tiền thân của EU. |
Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã 2 lần phủ quyết đơn xin gia nhập của Anh, cho rằng, nền kinh tế này không tương hợp với phần còn lại của Châu Âu vào năm 1963 và 1967. Đến lần nộp đơn thứ 3, khi ông Charles de Gaulle đã rời nhiệm sở, Anh mới được gia nhập EEC vào năm 1973.
Nhưng chỉ 2 năm sau đó, mối quan hệ Anh-EU bắt đầu rạn nứt. Năm 1975, Thủ tướng Harold Wilson của Công đảng kêu gọi trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh ở EEC để cố gắng xoa dịu những người chống đối.
Một tỷ lệ ủng hộ 67% khi đó đã giúp ông Wilson thoát nạn. Nhưng mọi chuyện chưa kết thúc. Mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" tiếp tục bị đẩy lên cao khi năm 1979, Thủ tướng Margaret Thatcher yêu cầu "có những quy chế đặc biệt" cho Anh và giảm những đóng góp của Anh trong EEC.
"Bà đầm thép" này cũng kịch liệt phản đối tiến trình hội nhập chính trị ngày càng tăng của khối, sợ việc tạo ra một "Châu Âu siêu nhà nước".
Và bước ngoặt trong mối quan hệ hai bên là vào ngày "Thứ tư đen tối" vào năm 1992 - thời điểm chính quyền của đảng Bảo thủ buộc phải quyết định rút đồng bảng Anh khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái Châu Âu (ERM) trước áp lực của những cuộc tấn công đầu cơ tiền tệ do George Soros cầm đầu khiến cho bảng Anh mất giá mạnh.
Và từ đó đến nay, thật sự, sợi dây liên kết giữa Anh và EU ngày càng mong manh khi London ngày càng tỏ ra thất vọng với liên minh này. Năm 1997, tân Thủ tướng Tony Blair của Công đảng vừa lên nắm quyền, muốn Anh dùng chung đồng tiền EUR, nhưng vấp phải làn sóng chống đối mạnh mẽ do "bóng ma" ERM.
|
sợi dây liên kết giữa Anh và EU ngày càng mong manh khi London ngày càng tỏ ra thất vọng với liên minh này. |
Năm 1995, Anh từ chối tham gia Hiệp ước Schengen và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro).
Năm 2011, Anh từ chối ký Hiệp ước của EU về tài khóa và ngân sách.
Năm 2015, Ngày 27/5 Nữ hoàng Elizabeth II đã khởi động những chính sách và đề xuất mới của Đảng Bảo thủ, trong đó bao gồm Dự luật Trưng cầu dân ý Liên minh Châu Âu.
Kể từ đó, chân trong - chân ngoài là cách tiếp cận của Anh với EU và dường như được mặc định cho chính phủ kế tiếp. Anh vẫn ở bên ngoài đồng tiền chung EUR (tức là không dùng chung đồng EUR và dùng riêng đồng bảng) và khu vực Schengen miễn thị thực, hai trụ cột biểu tượng của EU.
Trong bối cảnh mâu thuẫn gay gắt tiếp tục bùng nổ trở lại, Thủ tướng David Cameron cam kết tổ chức một cuộc trưng cầu vào nhằm giải quyết vấn đề này một lần cho xong. Và Anh đã quyết định ra đi trong bối cảnh EU đang khủng hoảng và rất cần một thành viên lớn mạnh như thế này.
Tờ báo Le Figaro của Pháp cho rằng Anh - EU là "một cuộc hôn nhân nhiều lý trí hơn là tình cảm". Song mối quan hệ Anh - EU đã tồn tại hơn 43 năm, thử lửa qua nhiều khó khăn, nhiều thăng trầm.
Mấu chốt để duy trì một mối quan hệ bền vững là cân bằng giữa các quyền lợi và trách nhiệm, Anh gồng mình lên đòi ra đi nhưng cân nhắc những tác động tiêu cực sẽ có nếu viễn cảnh này xảy ra, các chuyên gia cho rằng sẽ có nhượng bộ để điều tiết mối quan hệ quay trở lại quỹ đạo.
Để bước vào mối qun hệ này, Anh đã phải vượt qua nhiều khó khăn, nhưng đến nay Anh cứ khăng khăng "chia tay" với EU vì cả hai bên đã
không còn "hiểu nhau".
4 nguyên nhân người Anh chọn rời EU
Thứ nhất, người Anh cảm thấy khó chịu khi hàng năm phải đóng góp khoản tiền 8 tỷ Bảng cho quỹ chung của EU để giải cứu các đồng minh gặp khủng hoảng kinh tế.
Thứ hai, mẫu thuẫn trong việc giải quyết các chính sách liên quan đến nhập cư.
Tiếp đó, nỗi ám ảnh khủng bố núp bóng người tị nạn khiến người Anh lo sợ. Vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pháp hồi tháng 11/2015 là minh chứng rõ nhất cho điều này.
Cuối cùng, người Anh muốn có một sự tự chủ hoàn toàn trong kinh tế. Họ muốn hợp tác kinh tế với các nước khác mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
|
Cuộc trưng cầu dân ý ở Anh |
Hệ lụy hậu Brexit và phản ứng của các nước
Tại Anh, Thủ tướng David Cameron hôm 24/6 tuyên bố ông sẽ từ chức vào tháng 10 tới. Mỹ và Trung Quốc đồng quan điểm khi bày tỏ sự tôn trọng quyết định của Anh. Trong khi Nga khẳng định Moscow không can thiệp vào công việc nội bộ của châu Âu và việc Anh rời EU không tổn hại nghiêm trọng tới Nga.
Với châu Âu, kết quả người dân Anh chọn rời EU sẽ tạo ra những phản ứng chính trị trái chiều. Một mặt, chính phủ hầu hết các nước EU đều khẳng định quan điểm ủng hộ việc Anh ở lại EU. Những nước như Đức và Pháp tuyên bố trong mọi trường hợp, kể cả kịch bản Brexit, hai nước này và những nước ở “vùng lõi” của EU sẽ vẫn kiên định lập trường nhất thể hóa và hội nhập EU mạnh mẽ hơn. Điều đó có nghĩa là “hiệu ứng dây chuyền” từ Brexit ít có khả năng xảy ra.
Mặt khác, Brexit đồng nghĩa với một chiến thắng cho những lực lượng phản đối EU ở Anh cũng như sẽ tiếp thêm sức mạnh cho các đảng bài EU hoặc hoài nghi về tiến trình hội nhập EU ở châu Âu. Khi đó, những đảng đang lớn mạnh này ở một số quốc gia ở bán đảo Scandinavia, Đông Âu, Đức hay Pháp có thể đưa ra các yêu cầu về một cuộc trưng cầu dân ý tương tự ở Anh.
Bên cạnh đó, Brexit còn khiến thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ toàn thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn, rớt giá liên tục.
Khánh Ly