Núi nứt toác dọa đổ sập, chính quyền lập tổ “canh núi”

09/08/2023 - 12:01

PNO - 2 ngọn núi xuất hiện vết nứt kéo dài hàng trăm mét, liên tục sạt lở đe dọa hàng chục hộ dân sống phía dưới. Để đảm bảo an toàn, chính quyền xã phải lập tổ túc trực khi trời mưa, sẵn sàng di dời dân.

 

2 ngọn núi này vẫn thường được người dân địa phương gọi là rú Rày và rú Rậm (xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An). Ít năm trước, một vết nứt kéo dài hàng trăm mét xuất hiện ở 2 ngọn núi này khiến hàng trăm hộ dân sống dưới chân núi thấp thỏm lo âu mỗi mùa mưa bão.
2 ngọn núi này vẫn thường được người dân địa phương gọi là rú Rày và rú Rậm (xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An). Ít năm trước, một vết nứt kéo dài hàng trăm mét xuất hiện ở 2 ngọn núi này khiến hàng trăm hộ dân sống dưới chân núi thấp thỏm lo âu mỗi mùa mưa bão.
Vết nứt trên núi có đoạn rộng khoảng 40cm, sâu khoảng 50cm và ngày một lan rộng.
Vết nứt trên núi có đoạn rộng khoảng 40cm, sâu khoảng 50cm và ngày một lan rộng.
Ông Lê Đình Tính (58 tuổi, trú xóm 5, xã Hưng Yên Nam) cho hay, những năm qua đất đá trên núi liên tục sạt lở xuống phía dưới, đặc biệt là sau những trận mưa lớn kéo dài. “Lo lắm chứ, những đêm mưa lớn nằm trong nhà có dám ngủ đâu, sợ đá lăn vào nhà không kịp chạy” - ông Tính nói.
Ông Lê Đình Tính (58 tuổi, trú xóm 5, xã Hưng Yên Nam) cho hay, những năm qua đất đá trên núi liên tục sạt lở xuống phía dưới, đặc biệt là sau những trận mưa lớn kéo dài. “Lo lắm chứ, những đêm mưa lớn nằm trong nhà có dám ngủ đâu, sợ đá lăn vào nhà không kịp chạy” - ông Tính nói.
Chỉ tay vào những tảng đá đủ kích cỡ phía sau nhà, ông Tính cho hay đây là số đá lăn từ trên rú Rậm xuống, được ông thu gom lại sau mỗi mùa mưa bão.
Chỉ tay vào những tảng đá đủ kích cỡ phía sau nhà, ông Tính cho hay đây là số đá lăn từ trên rú Rậm xuống, được ông thu gom lại sau mỗi mùa mưa bão.
Mép núi bị sạt lở nham nhở, nhiều tảng đá nhô ra chờ chực lăn xuống khu vực nhà dân.
Mép núi bị sạt lở nham nhở, nhiều tảng đá nhô ra chờ chực lăn xuống khu vực nhà dân.
Tháng 10/2022, sau trận mưa lớn kéo dài, đất đá, cây từ trên núi sạt lở xuống đập thẳng vào khu vực chuồng trại chăn nuôi của gia đình chị Phan Thị Loan (trú xóm 3, xã Hưng Yên Nam) khiến phần mái bị vỡ nát. “May chỉ bị thiệt hại ở khu vực chăn nuôi chứ nhà chưa can chi” - chị Loan nói và cho hay, sau vụ sạt lở, gia đình quyết định bán đàn trâu bò rồi bỏ không chuồng trại, không chăn nuôi nữa.
Tháng 10/2022, sau trận mưa lớn kéo dài, đất đá, cây từ trên núi sạt lở xuống đập thẳng vào khu vực chuồng trại chăn nuôi của gia đình chị Phan Thị Loan (trú xóm 3, xã Hưng Yên Nam) khiến phần mái bị vỡ nát. “May chỉ bị thiệt hại ở khu vực chăn nuôi chứ nhà chưa can chi” - chị Loan nói và cho hay, sau vụ sạt lở, gia đình quyết định bán đàn trâu bò rồi bỏ không chuồng trại, không chăn nuôi nữa.
Ông Phan Anh Nam - Chủ tịch UBND xã Hưng Yên Nam - cho biết, có gần 30 hộ dân nằm ngay dưới chân núi có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của sạt lở núi. Để hạn chế tình trạng sạt lở đất đá trôi xuống vườn, nhà dân, nhiều năm trước cơ quan chức năng đã cho làm một dãy kè đá cao hơn 2m chạy quanh dưới chân núi.
Ông Phan Anh Nam - Chủ tịch UBND xã Hưng Yên Nam - cho biết, có gần 30 hộ dân nằm ngay dưới chân núi có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của sạt lở núi. Để hạn chế tình trạng sạt lở đất đá trôi xuống vườn, nhà dân, nhiều năm trước cơ quan chức năng đã cho làm một dãy kè đá cao hơn 2m chạy quanh dưới chân núi.
Tuy nhiên hiện kè đá này không còn đảm bảo an toàn trước nguy cơ sạt lở nghiêm trọng ở khu vực rú Rày, rú Rậm. Nhiều đoạn kè bị bị đá lăn từ đỉnh núi xuống văng vào làm vỡ, xiêu vẹo.
Tuy nhiên hiện kè đá này không còn đảm bảo an toàn trước nguy cơ sạt lở nghiêm trọng ở khu vực rú Rày, rú Rậm. Nhiều đoạn kè bị bị đá lăn từ đỉnh núi xuống văng vào làm vỡ, xiêu vẹo.
Theo ông Nam, tình trạng sạt lở núi diễn ra thời gian qua không chỉ khiến người dân bất an mà ngay cả chính quyền xã này cũng rất “đau đầu”.
Theo ông Nam, tình trạng sạt lở núi diễn ra thời gian qua không chỉ khiến người dân bất an mà ngay cả chính quyền xã này cũng rất “đau đầu”.
Năm 2021, UBND huyện Hưng Nguyên đã lên kế hoạch triển khai dự án chống sạt lở ở khu vực này bằng cách múc bớt phần đất trên đỉnh núi tránh sạt lở, sau đó trồng cây tạo gắn kết đất và cảnh quan. Tuy nhiên sau 2 năm, dự án này vẫn chưa thể triển khai do người dân không đồng tình.
Năm 2021, UBND huyện Hưng Nguyên đã lên kế hoạch triển khai dự án chống sạt lở ở khu vực này bằng cách múc bớt phần đất trên đỉnh núi tránh sạt lở, sau đó trồng cây tạo gắn kết đất và cảnh quan. Tuy nhiên sau 2 năm, dự án này vẫn chưa thể triển khai do người dân không đồng tình.
Trước tình hình trên, chính quyền xã Hưng Yên Nam phải cắt cử 20 cán bộ, dân quân tự vệ túc trực 24/24 tại các xóm dưới chân rú Rày, rú Rậm để theo dõi tình hình sạt lở. Nếu có dấu hiệu sạt lở, tổ trực này sẽ lập tức di dời các hộ dân dưới chân núi đến nơi an toàn.
Trước tình hình trên, chính quyền xã Hưng Yên Nam phải cắt cử 20 cán bộ, dân quân tự vệ túc trực 24/24 tại các xóm dưới chân rú Rày, rú Rậm để theo dõi tình hình sạt lở. 
“Khi có mưa lớn, tổ này sẽ phải túc trực ở chân núi 24/24 để theo dõi tình hình, sẵn sàng di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi phát hiện dấu hiệu bất thường” - ông Nam nói.
“Khi có mưa lớn, tổ này sẽ phải túc trực ở chân núi 24/24 để theo dõi tình hình, sẵn sàng di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi phát hiện dấu hiệu bất thường” - ông Nam nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI