Nữ phi hành gia đầu tiên của Italia bay vào vũ trụ

25/11/2014 - 11:05

PNO - PNO – Tầu vũ trụ Soyuz của Nga mang theo nữ phi hành gia đầu tiên của Italia đã “cập bến an toàn” Trạm không gian quốc tế (ISS).

edf40wrjww2tblPage:Content

Nu phi hanh gia dau tien cua Italia bay vao vu tru

Kỹ sư chuyến bay Samantha Cristoforetti trước giờ xuất phát - Ảnh: Wired.it

NASA cho biết Samantha Cristoforetti, cùng với phi hành gia Nga Anton Shkaplerov và phi hành gia người Mỹ Terry Virts, đã đến phòng thí nghiệm không gian quỹ đạo trên tàu vũ trụ Soyuz TMA-15M lúc 2 giờ 49 (giờ GMT) ngày 24/11.

Các phi hành gia Cristoforetti, Virts và Shkaplerov cập bến sau gần 6 giờ cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan. Theo kế hoạch, họ sẽ ở lại trên trạm không gian đến tháng 5/2015.

Chuyến đi của họ có có sự “nâng cấp” về thực phẩm cho các phi hành gia trên tàu, với gần một kg trứng cá muối và một máy pha cà phê espresso trong hành lý của họ. Hãng thông tấn Nga Tass dẫn lời một quan chức trạm không gian cho biết: "Sẽ có 15 hộp trứng cá mỗi hộp 30gr, có cả táo, cam, cà chua và 140 xuất sữa đông khô và trà đen không đường". Các phi hành gia trên trạm ISS cuối cùng sẽ có thể thưởng thức một loại đồ uống lên men khá ngon nhờ một máy làm bia nặng 20kg do nhà sản xuất Lavazza của Italia và công ty kỹ thuật Argotec chuyên cung cấp thực phẩm không gian chế tạo.

Nu phi hanh gia dau tien cua Italia bay vao vu tru

Nu phi hanh gia dau tien cua Italia bay vao vu tru

Tàu vũ trụ Soyuz TMA-15M của Nga, mang theo phi hành gia Mỹ Terry Virts, phi hành gia Nga Anton Shkaplerov và phi hành gia người Italia Samantha Cristoforetti, khơi hành từ sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhstan) - Ảnh: AFP/NASA

Kỹ sư Cristoforetti, 37 tuổi, một sĩ quan trong lực lượng không quân Italia, "không chỉ là nhà du hành nữ đầu tiên của Italia đi vào không gian, cô cũng là phi hành gia đầu tiên trong lịch sử chinh phục không gian của sản phẩm espresso thực thụ của Italia trong quỹ đạo".

Được phóng lên quỹ đạo từ năm 1998, tiền đồn ISS và phòng thí nghiệm trên quỹ đạo tiêu tốn hết 500 tỷ USD (404 tỷ euro) để xây dựng, sau khi được NASA gia cố kéo dài tuổi thọ thêm bốn, dự kiến sẽ vẫn phục vụ cho đến năm 2024.

NASA phụ thuộc hoàn toàn vào Nga trong việc đưa phi hành gia lên trạm ISS, trong đó chi phí cho mỗi người sử dụng tên lửa Soyuz, Hoa Kỳ phải trả 70 triệu USD (56 triệu euro).

TỐ QUYÊN
(Theo AFP, AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI