Nữ nhà văn gốc Việt trải lòng về nỗi buồn kì thị trên đất Mỹ

06/10/2017 - 13:30

PNO - Tâm sự của Monique Trương, nữ nhà văn người Mỹ gốc Việt, từng là nạn nhân của kì thị chủng tộc và phân biệt đối xử, chạm đến trái tim và sự đồng cảm của rất nhiều người.

Monique Trương, 49 tuổi, là nữ nhà văn người Mỹ gốc Việt, tác giả của hai tiểu thuyết bán chạy và nhận nhiều giải thưởng là The Book of SaltBitter in the Mouth. Cô còn là nhà văn tiểu luận, cây bút ẩm thực, nhà soạn lời và luật sư sở hữu trí tuệ.

Nu nha van goc Viet trai long ve noi buon ki thi tren dat My
Monique Trương, nữ nhà văn người Mỹ gốc Việt, từng là nạn nhân của kì thị chủng tộc và phân biệt đối xử.

Trước khi tốt nghiệp trung học ở Texas và nhận bằng Cử nhân Văn học của đại học Yale danh tiếng, Trương từng trải qua tuổi thơ tủi nhục vì bị bạn bè bắt nạt, kì thị chủng tộc và phân biệt đối xử khi cùng gia đình Việt Nam đến Mỹ tị nạn năm 6 tuổi.

Do vậy, tâm sự của cô về vấn đề này chạm đến trái tim và sự đồng cảm của rất nhiều người.

"Theo gia đình tái định cư ở một thị trấn nhỏ Bắc Carolina, từ năm 7 đến 9 tuổi, tôi thường xuyên bị bạn bè gọi là Jap, Gook, Chink, Ching Chong và Chinee.

Lúc đầu, vì nghĩ các bạn hiểu nhầm quê hương của mình, tôi thường xuyên hăng hái trả lời họ: “Tớ đến từ Việt Nam!”.

Mặc dù đã tự học tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, tôi vẫn không thể hiểu thái độ căm ghét và chế nhạo mà bè bạn dành cho mình. Nhưng khuôn mặt và điệu cười của họ dạy tôi bài học đó; những biệt danh chúng đặt cho tôi tựa như cú đấm mạnh vào cơ thể.

Lần đầu tiên tôi về nhà trong nước mắt, cha mẹ tôi, đều thành thạo tiếng Anh, hiểu rõ ý nghĩa của những cái tên xấu xí. Nhưng họ cũng vừa mới đặt chân đến nơi này, lúng túng, chán nản, yếu ớt đến nỗi không thể bảo vệ đứa con nhỏ.

Nu nha van goc Viet trai long ve noi buon ki thi tren dat My

Cha mẹ nói đúng nhưng không an ủi được tôi: “Những đứa trẻ đó thật vô tâm. Chúng không biết đến những điều tốt đẹp.” Vì thế, ở trường, tôi tự bảo vệ bản thân bằng cách trở nên câm lặng. Đến giờ, tôi vẫn giữ phiếu điểm D môn “Giao tiếp bằng lời”.

Tôi từ lâu đã lựa chọn không sinh con, nhưng mất nhiều năm để hiểu rõ quyết định của mình. Bất cứ khi nào tôi chia sẻ về tuổi thơ bị bắt nạt và rằng những ký ức xa xôi đó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống trưởng thành, người lắng nghe chắc chắn bày tỏ niềm thương xót: “Ôi, bạn thân mến, trẻ con là sinh vật ác độc nhất. Chúng ta đều lớn lên với những cái tên như vậy.”

Điều đầu tiên không đúng - tôi chưa gặp đứa trẻ nào tàn độc và xảo quyệt bằng người lớn.

Điều thứ hai còn phức tạp hơn. Tôi thừa nhận những đứa trẻ khác cũng bị gán cho nhiều cái tên không hay ho chế giễu ngoại hình như Bốn MắtMiệng Thép hay Béo Phị, nhưng sự thật đó không giảm bớt nỗi đau sâu sắc khi bị phân biệt đối xử vì chủng tộc và sắc tộc.

Nu nha van goc Viet trai long ve noi buon ki thi tren dat My
 

Dù lời nói được thốt ra vô tình hay hữu ý, người nghe đều chịu chung nỗi đau bị loại ra khỏi cộng đồng chỉ vì họ là chính mình, bất kể hoàn cảnh hay thời gian.

Tôi thường xuyên thắc mắc cha mẹ đã an ủi mình như thế nào. Họ có lẽ hiểu cảm giác tổn thương khi bị chế giễu, dỗ dành rằng nếu là tôi, họ cũng sẽ khóc.

Nhưng đây có vẻ không phải là một câu hỏi chính đáng. Trách nhiệm bảo vệ tôi lẽ ra thuộc về tất cả người lớn trong thị trấn đó, nhưng họ đã không làm tấm gương tích cực.

Họ không thể trở nên tử tế, lan tỏa lòng cảm thông; ngược lại, họ vô ý dạy con em thứ ngôn ngữ chế giễu kì cục. Họ không dạy được con, đồng nghĩa với việc không bảo vệ tôi.

Tôi không thể nhìn thấu trái tim của người khác để xem tại sao họ hào phóng thương yêu một số người, nhưng lại keo kiệt với một số khác, cũng không thể nói làm sao để chia sẻ lòng trắc ẩn.

Dẫu vậy, đó chắc chắn là công việc cần thiết mà mỗi người nên làm, không chỉ cho chúng ta mà cho những đứa trẻ non nớt, vô tội và xứng đáng được yêu trong cuộc sống."

Monique Trương là nữ nhà văn người Mỹ gốc Việt, sinh ra tại Sài Gòn và di cư sang Mỹ cùng gia đình năm 1975. Hiện cô đang sinh sống tại Brooklyn, New York. 

Monique Trương có tác phẩm đầu tay là cuốn The Book of Salt, và cuốn tiểu thuyết thứ hai mang tên Bitter in the Mouth.

The Book of Salt viết về câu chuyện của một vị đầu bếp tài năng người Việt trên đất Pháp.

Năm 2004, cuốn sách này nhận giải thưởng Barbara Gittings Book Award in Literature của Hiệp hội Thư viện Mỹ và Giải PEN/ Robert W. Bingham.

Ngọc Anh (theo Huffington Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI