Nữ công nhân chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trong 3 năm đầu đời

01/10/2019 - 06:00

PNO - Trong 3 năm đầu đời là khoảng thời gian quan trọng để chăm sóc, giáo dục giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần và hình thành nhân cách.

Có mặt tại hội thảo “Thúc đẩy thực hành của cha mẹ trong chăm sóc giáo dục trẻ em dưới 36 tháng tuổi tại địa bàn Khu công nghiệp, khu chế xuất” vừa được Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN TP.HCM phối hợp tổ chức chiều ngày 29/9, hơn 100 đại biểu là cha mẹ, người chăm sóc, nuôi dạy trẻ trên địa bàn TP.HCM đã mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm quý trong chăm sóc, giáo dục trẻ ờ giai đoạn đầu đời.

Nu cong nhan chia se kinh nghiem nuoi day con trong 3 nam dau doi
Bà Tuyết Mai cho biết, trên thực tế không phải bậc cha mẹ nào cũng nhận thức được vai trò của mình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở 3 năm đầu đời.

Mỗi gia đình có cách nuôi dạy con riêng. Để trẻ phát triển toàn diện, các bà mẹ, người chăm sóc trẻ cần quan tâm nhiều đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của con như dinh dưỡng, môi trường, di truyền… Nhiều gia đình dạy cho con trẻ tự lập từ nhỏ, hạn chế và không cho con xem điện thoại, nhất là khi cho trẻ ăn, dành nhiều thời gian quan tâm trò chuyện cùng con trẻ.

Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc trẻ tại gia đình, đôi lúc có sự bất đồng quan điểm, kinh nghiệm giữa dân gian và hiện đại.

Nu cong nhan chia se kinh nghiem nuoi day con trong 3 nam dau doi
Nữ công nhân chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi.

Trăn trở về cách nuôi dạy con, nhiều người người lo lắng về hiện tượng các bậc cha mẹ không có thời gian dành cho con, thậm chí là giao cả trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con cho ông bà. Có lúc ở bên con nhưng vợ và con ai cũng "ôm" điện thoại mà không dành thời gian quan tâm, chăm sóc nhau.  

Có mặt tại hội thảo, những bà mẹ trẻ là nữ công nhân lao động tại các KCN, KCX trên địa bàn TP.HCM chia sẻ những khó khăn của mình khi xa quê lập nghiệp, nhất là trong việc chăm sóc con nhỏ. Nhiều gia đình không có người trông giữ con, đành phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Với nữ công nhân lao động gửi con học các trường công lập cũng là một khó khăn vì các trường trả trẻ rất sớm, trong khi thời gian tan ca của nữ công nhân lại trễ nên họ không thể đưa đón con.

Nu cong nhan chia se kinh nghiem nuoi day con trong 3 nam dau doi
 

Gửi gắm tình cảm và những trăn trở trong chăm sóc, giáo dục con, các bà mẹ trẻ nhất là nữ công nhân các KCN, KCX mong muốn có các sơ sở trường mầm non, đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc, thời gian giữ trẻ phù hợp với giờ tan ca, tăng ca và cả ngày thứ Bảy, có thêm các sân chơi cho trẻ tại các khu nhà trọ để các chị có thể yên tâm làm việc.

Các chị mong muốn các cấp Hội và các ngành chức năng tăng cường nhiều hơn các hoạt động tuyên truyền nhất là tổ chức truyên truyền tại các KCN, KCX; in cẩm nang kiến thức nuôi dạy con tốt tuyên truyền đến từng nhà; có thêm các buổi trao đổi, chia sẻ cách nuôi dạy con giữa ông bà, cha mẹ để tạo được sự thống nhất trong việc dạy trẻ.

Nu cong nhan chia se kinh nghiem nuoi day con trong 3 nam dau doi
 

Những chia sẻ của các chuyên gia và đại diện các bậc phụ huynh, người làm công tác chăm sóc, giáo dục con trẻ trong buổi hội thảo sẽ là cơ sở giúp Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN TP.HCM trong các hoạt động vận động chính sách hỗ trợ cha mẹ thực hành chăm sóc, phát triển toàn diện ở trẻ em.

Mặt khác, quy mô trường lớp mầm non chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh nhất là công nhân lao động thuộc KCN, KCX. Tình trạng cha mẹ làm công nhân lao động chọn gửi trẻ vào các cơ sở trông giữ trẻ chưa đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ, tiềm ẩm các nguy cơ mất an toàn cho trẻ.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI