Nữ CEO và câu chuyện “chữa lành vết thương” cho phái đẹp

19/10/2022 - 16:21

PNO - Trăn trở về những câu chuyện “muôn thuở”, những nỗi lo bất an của phụ nữ, về đẹp - xấu, về tâm - sắc, chị Nguyễn Thị Lệ Thủy (32 tuổi, CEO Thẩm mỹ viện KASA) đã từ bỏ công việc đang ổn định của mình để xây dựng câu chuyện “chữa lành vết thương” cho phái đẹp.

Thấu cảm tâm tư phụ nữ

Hôm nay, khi nhìn lại chặng đường không quá dài, cũng chẳng ngắn, nhưng đủ để lưu dấu nhiều điều đáng nhớ, chị Thủy mỉm cười, nụ cười của bình an và hạnh phúc. Chị nhớ lại, hồi mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, rồi may mắn được đi làm một công việc như ý. Những tưởng tất cả sẽ cứ thế mà êm đềm, ban ngày đi làm, tối về quây quần với chồng con, an nhiên và ổn định. Thế nhưng, mọi việc không như vậy.

Chị Nguyễn Thị Lệ Thủy - CEO Thẩm mỹ viện KASA
Chị Nguyễn Thị Lệ Thủy - CEO Thẩm mỹ viện KASA

Khoảng năm 2016, thuật ngữ “trầm cảm” được người ta quan tâm khá nhiều, đặc biệt là vấn đề “trầm cảm sau sinh”. Lúc bấy giờ, chị Thủy đang mang thai đứa con đầu lòng và xung quanh chị, nhiều người có dấu hiệu của trầm cảm. “Bạn bè mình có người là doanh nhân, có người là nội trợ, khi sinh con, vóc dáng thay đổi, tâm sinh lý cũng thay đổi, đa số họ tự ti, buồn tủi, thậm chí có người còn tự thấy bản thân tệ hại. Lúc đó mình cũng lo lắng, sợ sau sinh, mình sẽ xấu đi, da nhăn nheo, người thừa mỡ. Và mình nghĩ, đây là một trong nhiều lý do khiến phụ nữ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm”, chị Thủy nói.

Trong khi đó, chồng chị đang là nhà đầu tư của một số thương hiệu thẩm mỹ viện ở TPHCM. Sau một thời gian tìm hiểu về các công nghệ làm đẹp, chăm sóc da, vóc dáng cho phụ nữ, chị Thủy quyết định gác lại công việc đang làm và dấn thân vào con đường thẩm mỹ. Ban đầu, chị làm cho một công ty thành viên của chồng để học hỏi kinh nghiệm và sau đó, chị mở thương hiệu riêng - Thẩm mỹ viện KASA.

KASA trong tiếng Nhật có nghĩa là chiếc dù (ô). Chị Thủy đến với ngành làm đẹp vì thấu cảm các vấn đề của phụ nữ, làm đẹp bên ngoài là tức thời, để cho khách hàng tự tin hơn, sau đó là “chữa lành” những “vết lương lòng”, những “vết sẹo vô hình” tận sâu trong tâm can của phái yếu. Và “chiếc dù” KASA là nơi che chắn bao “nắng - mưa” cuộc đời, để phụ nữ bình an hơn, đẹp đẽ hơn.

Lan tỏa cái đẹp

Ở Thẩm mỹ viện KASA, chị Thủy không ngại đầu tư máy móc, công nghệ để phục vụ tốt nhất việc phục hồi - chăm sóc sắc đẹp cho khách hàng một cách hiệu quả và bền vững. Không dừng lại ở đó, KASA còn xây dựng một môi trường thân thiện, cởi mở và sẵn sàng lắng nghe, sẻ chia cùng khách hàng. Bởi các chuyên gia, kỹ thuật viên, nhân viên ở đây, ngoài chuyên môn cao còn được đào tạo rất sâu về kỹ năng “chữa lành” tâm hồn. Và ngay cả họ, cũng đã và đang có một tâm hồn đẹp, đủ năng lượng để lan tỏa tinh thần của KASA.

Mục tiêu của KASA không chỉ là nơi chăm sóc sắc đẹp chuyên nghiệp mà còn là nơi lan tỏa năng lượng tích cực - Ảnh: TMV KASA
Mục tiêu của KASA không chỉ là nơi chăm sóc sắc đẹp chuyên nghiệp mà còn là nơi lan tỏa năng lượng tích cực - Ảnh: TMV KASA

Từ lúc khai trương đến nay, KASA đã phục vụ gần 2.000 khách hàng, đa số họ là những phụ nữ trung niên, có những người cứ 2-3 ngày lại đến, vừa làm liệu trình xong hôm qua thì hôm nay lại ghé vì… ở đây vui quá! Bà Nguyễn Thị Ngọc Trang (quận 5, TPHCM) - khách hàng 2 năm nay của KASA bày tỏ: “Tôi yêu quý nơi đây không chỉ vì sự chuyên nghiệp, mà các bạn nhân viên ở đây luôn vui vẻ, mọi bất an, lo lắng đều tan biến khi vào đây. Các bạn trẻ nhưng tâm hồn và cảm xúc thì rất sâu sắc”.

Thậm chí, có những nhân viên còn khá thân thiết với khách hàng, sau giờ làm việc, họ còn đi chơi, về nhà ăn uống… Và sau thời gian dịch bệnh khó khăn, nhiều công ty đã phải đóng cửa, đội ngũ nhân sự mỗi người một nơi, nhưng với KASA, vì thấu hiểu được sứ mệnh, tinh thần “chữa lành vết thương” dành cho phụ nữ nên tất cả đều ở đó, sẵn sàng viết tiếp và lan tỏa câu chuyện này.

Nhân viên của KASA tự luyện các liệu pháp “chữa lành vết thương” - Ảnh: TMV KASA
Nhân viên của KASA tự luyện các liệu pháp “chữa lành vết thương” - Ảnh: TMV KASA

“Ngoài việc sẽ mở thêm nhiều “chiếc dù KASA” nữa để phát triển, mình còn có một khát vọng lớn hơn. Hiện tại, KASA đã và đang làm tốt vai trò của mình ở thành phố, nhưng trong suy nghĩ, mình muốn nhiều hơn thế. Ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện làm đẹp dành cho phụ nữ ít nhiều còn hạn chế. Mình muốn xây dựng nhiều ngôi trường ở đó, đào tạo về kỹ năng tự bảo vệ bản thân, đào tạo nghề cho họ, để thông điệp “chữa lành vết thương” được chủ động hơn và để họ xứng đáng được như bao phụ nữ khác, xinh đẹp và tự tin”, chị Thủy chia sẻ.

Phan Vinh

Nguồn: TMV KASA

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI