Nữ cảnh sát Pakistan: Gánh nặng hai vai

26/10/2013 - 11:05

PNO - PNO - Khi Shazadi Gillani, nữ sĩ quan cảnh sát cấp cao nhất ở tỉnh Khyber Pakhunkhwa, một địa phương bảo thủ bậc nhất Pakistan, muốn gia nhập lực lượng, cô đã bất chấp ý kiến cha mình, gác lại hôn nhân và tự trả tiền để được...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nu canh sat Pakistan: Ganh nang hai vai

Nu canh sat Pakistan: Ganh nang hai vai

Thanh tra cảnh sát Shazadi Gillani tại đồn cảnh sát ở Abbottabad, và bên cộng sự Zafar của mình - Ảnh: Reuters

Trong 19 năm sau đó, Thanh tra Gillani và người cộng sự trung thành Rizwana Zafar đã chiến đấu chống bọn cướp, động đất và các chiến binh Hồi giáo. Taliban hoành hành ở tỉnh miền Bắc Khyber Pakhunkhwa, khiến cho Gillani phải mặc áo choàng Hồi giáo che kín từ đầu đến chân, chỉ hở một khe nhỏ để nhìn, còn Zafar gắn một bộ ria mép giả để hộ tống cô. Tỉnh đã mở hai đồn cảnh sát toàn nữ từ năm 1994, nhưng từ lâu các đồn này đã bị bỏ bê về các nguồn cung cấp cũng như chức trách.

Khi muốn gia nhập quân ngũ như cha mình, vì quân đội không tuyển lính nữ và nữ sinh Gillani bèn gia nhập cảnh sát. Quyết định của cô đã khiến cha và bảy anh em hết sức kinh ngạc. "Họ nói cảnh sát khinh thường phụ nữ, và mọi người đều phản đối quyết định của tôi”, Gillani nhớ lại. Sau một tuần “tuyệt thực” để phản đối và nhờ sự vận động khôn khéo của mẹ, một giáo viên đại học, cha Gillani đã chịu thua, nhưng ông vẫn đưa ra ba điều kiện cho con gái: Hãy dũng cảm, công việc là trên hết và mang theo một người bạn. Đó là lý do Gillani “tuyển dụng” Zafar, một bạn học của mình. Zafar cắt tóc ngắn và ăn mặc như con trai. Cô tự học chạy xe gắn máy, sử dụng máy tính và biết cách chữa động cơ xe. Zafar chính là vệ sĩ, là trợ lý và là một người bạn của Gillani. "Chúng tôi còn có một cuộc chiến tại nơi làm việc", Zafar mặc bộ đồng phục tập Karate nói.”Chúng tôi đang hỗ trợ cho đàn em của mình, và không ai giúp đỡ chúng tôi cả”, Zafar nói.

Cảnh sát nữ không được tôn trọng hồi Gillani mới tham gia, nhưng quân đội thì có. Cha cô, một thiếu tá quân đội, đã tổ chức các hóa huấn luyện cho họ và trang trải các hóa đơn. Việc đào tạo của Gillani có chi phí 2.000 USD và số tiền đó được cô hoàn lại sau tám năm. Không phải ai cũng có một người cha mạnh mẽ như Gillani.

Rozia Altaf tham gia cảnh sát 16 năm trước, cô đã phải chờ đợi sáu năm và nộp đến 50 lá đơn để được đào tạo cơ bản. Bây giờ, trên cương vị đồn trưởng một đồn cảnh sát toàn nữ ở Peshawar thủ phủ tỉnh Khyber Pakhunkhwa, cô nói mọi thứ ít nhiều đã thay đổi. "Chúng tôi từng bị bỏ bê", cô nói và phẩy tay vẻ bất cần."Nhưng bây giờ tôi chắc chắn rằng các đàn em thế hệ sau của chúng tôi được đào tạo và được thăng tiến đúng hạn”. Đồn cảnh sát nữ ở Peshawar mỗi năm chỉ nhận được khoảng 50 khiếu nại, ít hơn nhiều so với một đồn cảnh sát nam. “Chúng tôi không được tạo điều kiện tốt, nay tôi chỉ muốn nơi này giống như một đồn cảnh sát nam”, cô nói.

Nu canh sat Pakistan: Ganh nang hai vai

Một mình ngoài giờ làm việc - Ảnh: Reuters

Phụ nữ Pakistan chỉ thích tâm sự với cảnh sát nữ, giáo sư Mangai Natarajan, chuyên gia nghiên cứu cảnh sát nữ cho biết. Cô nói rằng bạo lực gia đình chiếm hai phần ba các trường hợp báo cáo tại đồn cảnh sát nữ ở bang Tamil Nadu của Ấn Độ. Việc hòa giải của nữ cảnh sát đã làm giảm tình trạng bạo lực đối với một nửa số người khiếu nại. Vậy mà một số cảnh sát vẫn nói không có người phụ nữ nào muốn tham gia cảnh sát, họ nói:" Phụ nữ tham gia lực lượng này không quan tâm đến danh tiếng của mình hoặc chẳng có nơi nào khác để đi", một sĩ quan cao cấp nói. Những phát ngôn như vậy khiến các nữ cảnh sát Gillani và Zafar rất giận."Nếu mọi người nhìn thấy nữ cảnh sát làm tốt công việc của mình, họ sẽ phải thay đổi suy nghĩ”, Gillani nói.”Thay đổi là một sự thách thức đối với cả xã hội, chứ không riêng cảnh sát”, cô khẳng định.

Thách thức lớn nhất là tuyển nữ cảnh sát mới, vì phụ nữ chỉ chiếm 560 người trong lực lượng cảnh sát đông đến 60.000 người của tỉnh. Các sếp cảnh sát hy vọng sẽ nâng số cảnh sát nữ lên gấp đôi trong vòng một năm, nhưng điều kiện làm việc vất vả gây rất nhiều khó khăn cho việc tuyển dụng. Sau khi Đức tài trợ xây ký túc xá nữ tại ba trường huấn luyện cảnh sát, phụ nữ được tuyển dụng không còn phải chờ đợi hàng năm mới được đào tạo cơ bản như trước. Nhờ tăng cường cảnh sát nữ mà mùa hè năm nay, toàn tỉnh đã mở bàn nhận đơn đơn khiếu nại của phụ nữ ở 60 đồn cảnh sát do nam giới điều hành. Nhiều phụ nữ Pakistan phải đối mặt với bạo lực kinh hoàng và các quan chức nước này hy vọng ngày càng nhiều phụ nữ bị lạm dụng sẽ báo án, vì họ không còn bị “rào cản” khi nói chuyện với cảnh sát nam.

CẨM HÀ (Theo Reuters, The Star)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI