Tối 13/11, Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ ba (Cục nghệ thuật biểu diễn và hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp tổ chức) chính thức khai mạc tại Hà Nội. 17 vở diễn của chín quốc gia lần lượt được giới thiệu với khán giả Việt Nam. Phóng viên báo Phụ nữ có cuộc trò chuyện với NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam về liên hoan lần này.
|
NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. |
* Là thành viên hội đồng thẩm định, đã xem gần 40 tác phẩm của các nước đăng ký tham dự, đánh giá của ông về tính thử nghiệm của các tá c phẩm so với liên hoan lần trước?
- Tư duy dựng vở hiện nay đã có rất nhiều thay đổi. Sân khấu (SK) hôm nay có sự kết hợp của nhiều hình thức, mở ra đa chiều chứ không bó hẹp như SK cá ch đây mười năm. Lời thoại của các vở diễn chọn lọc, ngắn gọn, súc tích hơn. Nghệ sĩ biểu diễn không chỉ dùng lời thoại, giọng hát mà còn khéo léo kết hợp ngôn ngữ hình thể, âm nhạc, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng để chuyển tải nội dung, thông điệp của vở diễn. Những phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị hỗ trợ cho SK như màn hình led, kỹ thuật 3D... cũng đa dạng hơn, góp phần hỗ tích cực trong việc nâng cao hiệu quả vở diễn, tạo ấn tượng cho người xem.
*Ấn tượng của ông về các vở chính thức có mặt ở liên hoan?
- Ấn tượng mạnh nhất ở các đoàn quốc tế là tính chuyên nghiệp. Các đoàn nghệ thuật nước bạn được đầu tư chu đáo và chuyên nghiệp từ kịch bản, đạo diễn, âm thanh, ánh sáng đến khả năng biểu diễn của các nghệ sĩ. Tám quốc gia mang đến liên hoan những tác phẩm đa sắc về phong cách, ngôn ngữ... Mỗi đoàn đều mang lại những ấn tượng khác biệt.
* Đánh giá của ông về các vở diễn của chủ nhà Việt Nam?
- Những người làm SK Việt Nam luôn muốn khám phá cái mới. Ngôn ngữ đạo diễn đã có nhiều sáng tạo, được đầu tư rất kỹ trong liên hoan lần này. Các đạo diễn đã cố gắng vượt ra khỏi những cách dàn dựng quen thuộc bị giới hạn trong không gian SK hộp và nặng về lời thoại. Có những đạo diễn đã mạnh dạn dùng phương pháp ước lệ. SK không cần trang trí mà sử dụng ngôn ngữ của đạo diễn, ngôn ngữ biểu diễn và khả năng của người nghệ sĩ để vừa mở rộng không gian biểu diễn, vừa mở rộng tầm tiếp cận với khán giả và đa thanh hơn.
Nhiều nước trên thế giới thường xuyên tổ chức những liên hoan SK thử nghiệm để khích lệ sự sáng tạo của người làm nghề. Trong khi đó ở Việt Nam, từ 2002-2006, chúng ta tổ chức được hai lần liên hoan. Đến nay đã mười năm mới có được liên hoan lần thứ ba. Do vậy, khó có thể có những tác động mạnh đến khả năng, tư duy của ê kíp sáng tạo lẫn nghệ sĩ.
Liên hoan SK thử nghiệm lần này là cơ hội để những người làm SK Việt Nam giao lưu, trao đổi với đồng nghiệp quốc tế, hiểu hơn văn hóa, cách làm nghề và những thử nghiệm của SK thế giới. Chúng tôi kỳ vọng liên hoan này sẽ là cú hích, sự khí ch lệ động viên cho người làm nghề để có sự xuất hiện ấn tượng hơn ở liên hoan lần thứ tư.
Chính phủ và Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã đồng ý giao cho Hội Nghệ sĩ SK Việt Nam tổ chức Liên hoan SK thử nghiệm định kỳ ba năm một lần. Hy vọng đây sẽ là bệ đỡ để các thử nghiệm của SK Việt Nam phát triển mạnh hơn, nhiều sáng tạo hơn.
|
Vở Hải âu (Nhật). |
* Một số đạo diễn, nhất là người trẻ cho rằng làm kị ch thử nghiệm là phải khó hiểu, phải bắt khán giả tư duy nhiều sau khi xem vở. Quan điểm của ông về yếu tố thử nghiệm của SK?
- Đây là một cách suy nghĩ rất khó hiểu. Khán giả phải hiểu được điều ê kíp thực hiện muốn nói, hiểu được thông điệp của vở diễn và tác phẩm SK phải chạm được vào cảm xúc thì mới đến được với công chúng. Thử nghiệm nhưng khán giả không hiểu vở diễn muốn nói gì thì có lẽ đó là cách thử nghiệm để khán giả không đến với SK nữa!
Vở diễn thử nghiệm đòi hỏi phải có sự tìm tòi khám phá mới trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của biên kịch, đạo diễn, thiết kế mỹ thuật, diễn xuất, âm thanh, ánh sáng, âm nhạc, kỹ thuật... SK thử nghiệm là cụm từ muốn nói đến SK tiên phong, mở ra những cá ch tiếp cận mới của SK đến với chân, thiện, mỹ và chạm vào cảm xúc của khán giả, nâng cao hơn nữa tính thẩm mỹ của nghệ thuật, chứ không có nghĩa thử nghiệm là phải làm khó khán giả.
Một số vở diễn đáng chú ý tại liên hoan
Tình yêu trong sáng (Pure Love - của đại diện Philippines). Câu chuyện được phỏng theo Romeo và Juliet của Shakespeare, với hai gia đình nổi tiếng bị sa lầy trong mối hận thù lâu đời.
Con thuyền này sẽ không trôi mãi (Panama). Con thuyền là hình ảnh một con người bước đi vô định. Sự khác biệt có thể sẽ chẳng bao giờ được giải quyết, ngay cả khi con thuyền đã tìm thấy một bến cảng nơi nó có thể neo đậu.
Tôi nhớ (Hy Lạp). Tác phẩm kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật sắp đặt, là một chuỗi những câu chuyện tầm phào, những thực tế , những kiến thức vụn vặt, những ý nghĩ kỳ quặc...
Bạch xà (Trung Quốc). Vở kể câu chuyện tình lâm ly, bi kịch giữa người đàn ông và người phụ nữ luôn mặc màu trắng ở ngôi đền Lôi Phong. Kịch bản này ra đời từ thời Đường (năm 618), hoàn chỉnh vào thời Minh (năm 1368) sau đó được viết lại trong bối cảnh thời Thanh (năm 1644).
Thảo Vân (thực hiện)