Những ngày này, tranh thủ những ruộng sắn vừa mới thu hoạch, một số người dân huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) mang cuốc, xô, "dây chuyên dụng" ra đồng bắt dế.
|
Những ruộng sắn của người dân ở huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) thường có nhiều dế đến sinh sống, làm hang vào mùa mưa. |
|
Trên những ruộng sắn đã thu hoạch, người dân dùng cuốc đào đất, tìm hang dế. Theo kinh nghiệm, quan sát bằng mắt thường, hang dế thường là những nơi có ụ đất nhỏ |
Trước đây, người bắt dế phải đào đến tận hang, vừa mất thời gian, vừa tốn sức để bắt từng con dế. Nhưng nay, nông dân Âu Văn Hải (55 tuổi ở xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa), sau nhiều năm bắt dế, ông đã chế ra lò xo chuyên dùng bắt dế. Dây dài gần 1m, 1 đầu được quấn thành lò xo, phần còn lại buộc vào 1 cây nhỏ. Khi đào thấy hang dế, ông Hải luồng dây vào hang, xoay theo chiều kim đồng hồ. Con dế sẽ bị kẹt vào lò xo. Dây này giúp con dế còn nguyên vẹn khi được bắt ra. Khác với trước đây, khi đào hang, vô tình dế có thể bị dập nát. Nhiều người dân khác thấy cách này hiệu quả đã tìm cách học theo.
|
Ông Hải với lò xo bắt dế nổi tiếng 1 vùng của mình |
|
Lò xo bắt dế của ông Hải hiệu quả, giảm công sức đào đất, tăng số lượng từ khoảng 300 con/ngày lên 500 con/ngày |
|
Sau khi đào được hang dế, ông Âu Văn Hải luồn lò xo vào hang, khi tay cảm giác nặng, con dế đá vào lò xo thì biết đã bắt được, liền kéo ra, rồi chuyển sang hang khác |
|
Dế nguyên vẹn, sau khi làm sạch sẽ, bán được với giá từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng/con |
Dế được bán cho quán ăn, quán nhậu - là món ăn được nhiều người ưa thích. Trên các cánh đồng có nhiều người bắt dế, mỗi ngày, 1 người có thể bắt gần 500 con dế, mang lại thu nhập hơn 500.000 đồng.
|
Dế sinh sôi nhanh, mùa này dế mập, mang lại thu nhập khá, cải thiện đời sống người dân |
Lê Phúc