Nông dân miền Tây tất bật thu hoạch cỏ làm hàng xuất khẩu

13/07/2024 - 11:28

PNO - Từ đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người nông dân, ngoài việc dùng lợp mái nhà, cỏ bàng (dòng cây cói) còn được khai thác làm thủ công mỹ nghệ, mang lại giá trị kinh tế cao.

Cỏ bàng, một loài cỏ có trong tự nhiên, quanh năm trổ bông sinh sống và phát triển mạnh trong hệ sinh thái đất ngập nước, phèn mặn. (Ảnh: Thanh Lâm)
Cỏ bàng, một loài cỏ có trong tự nhiên, quanh năm trổ bông sinh sống và phát triển mạnh trong hệ sinh thái đất ngập nước, phèn mặn.

Từ bao đời, người dân vùng ĐBSCL đã biết khai thác đem về phơi khô lợp mái nhà, đan khay rổ, giỏ xách để đi chợ. (Ảnh: Thanh Lâm)
Từ bao đời, người dân vùng ĐBSCL đã biết khai thác cỏ bàng đem về phơi khô lợp mái nhà, đan khay rổ, giỏ xách để đi chợ.

Nhiều người khéo tay hơn còn đan được chiếu, đệm,… Dần dần hình thành nên nghề thủ công mỹ nghệ với nhiều sản phẩm: giỏ, túi, nón được đan tỉ mỉ từ đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người nông dân. (Ảnh: Thanh Lâm)
Nhiều người khéo tay hơn còn đan được chiếu, đệm… Dần dần hình thành nên nghề thủ công mỹ nghệ với nhiều sản phẩm: giỏ, túi, nón... Tất cả được đan tỉ mỉ từ đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người nông dân.

Các sản phẩm làm từ cỏ bàng được người dân trong và ngoài nước ưa chuộng bởi sử dụng an toàn, thân thiện với môi trường. Vì vậy, giá cỏ bàng tăng lên, người nông dân sống trên đồng cỏ bàng có thu nhập. (Ảnh: Thanh Lâm)
Các sản phẩm làm từ cỏ bàng được người dân trong và ngoài nước ưa chuộng bởi sử dụng an toàn, thân thiện với môi trường. Vì vậy, giá cỏ bàng tăng lên, người nông dân thu nhập từ cỏ bàng tốt hơn.
Chi phí cho những đồng cỏ bàng không nhiều

Đến thời điểm thu hoạch, nông dân dùng lưỡi liềm cắt cỏ bàng, bó thành từng bó chất thành hàng dài. (Ảnh: Thanh Lâm)
Khi thu hoạch, nông dân dùng lưỡi liềm cắt cỏ bàng, bó thành từng bó chất thành hàng dài.

Cánh đồng cỏ bàng mênh mông xanh mướt trải dài hàng chục ha tại ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. (Ảnh: Thanh Lâm)
Cánh đồng cỏ bàng mênh mông xanh mướt trải dài hàng chục ha tại ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Bà Lê Thị Phượng (ngụ xã Mỹ Hạnh Bắc) cho biết, cỏ bàng có thân thẳng, tròn lẳn, ruột rỗng, dẻo dai cao quá đầu người. Đây là loạt cỏ mọc trong tự nhiên, không tốn công chăm sóc, được người dân khai thác quanh năm, hết ruộng này đến ruộng khác. (Ảnh: Thanh Lâm)
Bà Lê Thị Phượng (ngụ xã Mỹ Hạnh Bắc) cho biết, cỏ bàng có thân thẳng, tròn lẳn, ruột rỗng, dẻo dai cao quá đầu người. Đây là loại cỏ mọc trong tự nhiên, không tốn công chăm sóc, được người dân khai thác quanh năm, hết ruộng này đến ruộng khác.

Loại cây này chỉ cần có nước, rải thêm một ít phân sẽ mọc nhanh và xanh tốt, qua khoảng 3 tháng cây sẽ cao quá đầu người và sẽ cắt bán cho thương lái. (Ảnh: Thanh Lâm)
Loại cỏ này chỉ cần có nước, rải thêm một ít phân sẽ mọc nhanh và xanh tốt, qua khoảng 3 tháng cây sẽ cao quá đầu người và bắt đầu cắt bán cho thương lái.

Sau buổi thu hoạch cỏ bàng bán cho thương lái, người dân còn bắt cá tôm, hái rau dưới ruộng mang về phục vụ cho bữa cơm gia đình. (Ảnh: Thanh Lâm)
Sau buổi thu hoạch cỏ bàng bán cho thương lái, người dân còn bắt cá tôm, hái rau dưới ruộng mang về cho bữa cơm gia đình.

Cỏ bàng cột thành từng bó xếp hàng dài trên bờ ruộng chờ thương lái đến thu mua. (Ảnh: Thanh Lâm)
Cỏ bàng cột thành từng bó xếp hàng dài trên bờ ruộng chờ thương lái đến thu mua.

Theo bà Phượng, những năm gần đây, cỏ bàng không đủ cung cho các thương lái. Thời điểm hút hàng, giá mỗi bó lên đến vài chục nghìn đồng. Vì vậy, gia đình nào có vài ha cỏ bàng thì có thể thu về cả trăm triệu mỗi năm. (Ảnh: Thanh Lâm)
Theo bà Phượng, những năm gần đây, cỏ bàng không đủ cung cấp cho các thương lái. Thời điểm hút hàng, giá mỗi bó lên đến vài chục ngàn đồng. Vì vậy, gia đình nào có vài ha cỏ bàng thì có thể thu về cả trăm triệu mỗi năm.

Ngoài cánh đồng cỏ bàng bạt ngàn ở Long An, huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (thuộc tỉnh Tiền Giang) cũng là nơi có điều kiện tự nhiên đất phèn thuận lợi để cỏ bàng sinh sôi và phát triển. (Ảnh: Thanh Lâm)
Ngoài cánh đồng cỏ bàng bạt ngàn ở Long An, huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (thuộc tỉnh Tiền Giang) cũng là nơi có điều kiện tự nhiên đất phèn thuận lợi để cỏ bàng sinh sôi và phát triển.

Huyện Tân Phước đang có hơn 100ha cỏ bàng, tập trung nhiều tại các xã Tân Hòa Thành, Tân Hoà Đông, Hưng Thạnh và Phú Mỹ. (Ảnh: Thanh Lâm)
Huyện Tân Phước đang có hơn 100ha cỏ bàng, tập trung nhiều tại các xã Tân Hòa Thành, Tân Hoà Đông, Hưng Thạnh và Phú Mỹ.

Thị trấn Mỹ Phước (huyện Tân Phước) đang có mô hình trồng thử nghiệm 2,2ha cỏ bàng làm ống hút và các sản phẩm thân thiện môi trường khác để phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: Thanh Lâm)
Thị trấn Mỹ Phước (huyện Tân Phước) đang có mô hình trồng thử nghiệm 2,2ha cỏ bàng làm ống hút và các sản phẩm thân thiện môi trường khác để phục vụ xuất khẩu.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tân Phước, cỏ bàng là cây truyền thống đem lại nhiều lợi ích kinh tế, tạo việc làm cho nhiều người lao động, nhất là lao động nữ nhàn rỗi, lớn tuổi, sức lao động hạn chế có thể làm việc và tăng thu nhập, giúp cải thiện kinh tế gia đình và ổn định cuộc sống. (Ảnh: Thanh Lâm)
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tân Phước, cỏ bàng là cây truyền thống đem lại nhiều lợi ích kinh tế, tạo việc làm cho nhiều người lao động, nhất là lao động nữ nhàn rỗi, lớn tuổi, sức lao động hạn chế có thể làm việc và tăng thu nhập, giúp cải thiện kinh tế gia đình và ổn định cuộc sống.

Thanh Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI