Nông dân “hốt bạc” nhờ thu gom rơm

21/05/2024 - 11:31

PNO - Vốn chỉ là thức ăn cho gia súc hoặc đốt bỏ đi, nay phụ phẩm của cây lúa được nhiều người dân ở Nghệ An thu gom để bán với giá cao.

Clip: Nhộn nhịp thu gom rơm trên cánh đồng lúa ở Nghệ An
Thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn Nghệ An vào vụ thu hoạch lúa vụ Xuân. Đây cũng là thời điểm những người làm nghề thu gom rơm tất bật vào vụ, bất chấp nắng nóng.
Thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn Nghệ An vào vụ thu hoạch lúa vụ Xuân. Đây cũng là thời điểm những người làm nghề thu gom rơm tất bật vào vụ, bất chấp nắng nóng.
Máy gặt sau khi thu hoạch lúa sẽ bỏ rơm lại thành từng hàng trên ruộng. Sau một ngày phơi nắng, rơm mới được thu gom để vận chuyển về nhà dự trữ làm thức ăn cho gia súc hoặc bán cho người có nhu cầu.
Máy gặt sau khi thu hoạch lúa sẽ bỏ rơm lại thành từng hàng trên ruộng. Sau một ngày phơi nắng, rơm mới được thu gom để vận chuyển về nhà dự trữ làm thức ăn cho gia súc hoặc bán cho người có nhu cầu.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh (trú xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, những năm gần đây, rơm trở thành một mặt hàng bán khá chạy do nhu cầu cao. Tuy nhiên phần lớn người trồng lúa lại không có nhu cầu sử dụng rơm nên gia đình chị tranh thủ đi thu gom để bán.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh (trú xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, những năm gần đây, rơm trở thành một mặt hàng bán khá chạy do nhu cầu cao. Tuy nhiên, phần lớn người trồng lúa lại không có nhu cầu sử dụng rơm nên gia đình chị tranh thủ đi thu gom để bán.
“Giờ các trang trại hoặc những người chăn nuôi trâu bò số lượng lớn họ đều có nhu cầu mua rơm để dự trữ rất lớn. Mỗi sào (500m2) như thế này chúng tôi thu gom xong vận chuyển về tận nơi cho họ là 150.000 đồng. Nếu chăm chỉ thì một ngày cả nhà cũng kiếm được vài triệu đồng” - chị Quỳnh nói.
“Giờ các trang trại hoặc những người chăn nuôi trâu bò số lượng lớn họ đều có nhu cầu mua rơm để dự trữ rất lớn. Mỗi sào (500m2) như thế này chúng tôi thu gom xong vận chuyển về tận nơi cho họ là 150.000 đồng. Nếu chăm chỉ thì một ngày cả nhà cũng kiếm được vài triệu đồng” - chị Quỳnh nói.
Tuy nhiên, việc thu gom rơm thủ công này khá vất vả. Đặc biệt là việc vận chuyển rơm từ ruộng về cho khách hàng.
Tuy nhiên, việc thu gom rơm thủ công khá vất vả. Đặc biệt là việc vận chuyển rơm từ ruộng về cho khách hàng.
Nghệ An là một trong những địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước với 1,4 triệu ha. Riêng đối với sản xuất lúa, mỗi năm tỉnh này có hơn 180.00ha vụ xuân và hè Thu. Do đó, lượng phụ phẩm rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch rất lớn, một số người dân vẫn phải đốt bỏ rơm trên ruộng để kịp vụ mùa do không có ai đến thu gom.
Nghệ An là một trong những địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước với 1,4 triệu ha. Riêng đối với sản xuất lúa, mỗi năm tỉnh này có hơn 180.00ha vụ Xuân và Hè Thu. Do đó, lượng phụ phẩm rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch rất lớn, một số người dân vẫn phải đốt bỏ rơm trên ruộng để kịp vụ mùa do không có ai đến thu gom.
Trước nhu cầu đó, những năm gần đây, nhiều người dân ở Nghệ An đã chi tiền tỉ mua máy cuốn rơm về đi thu gom rơm để tăng năng suất thay vì dùng sức người như trước. Anh Hoàng Văn Anh (trú xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết, mỗi máy cuốn rơm gần 400 triệu đồng. Một máy cuốn rơm có thể thu hoạch 15 - 20ha mỗi ngày.
Trước nhu cầu đó, những năm gần đây, nhiều người dân ở Nghệ An đã chi tiền tỉ mua máy cuốn rơm về thu gom rơm để tăng năng suất, thay vì dùng sức người như trước. Anh Hoàng Văn Anh (trú xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết, mỗi máy cuốn rơm gần 400 triệu đồng, có thể thu hoạch 15 - 20ha mỗi ngày.
Rơm được bó thành từng cuộn, mỗi cuộn nặng khoảng 20kg. “Mỗi ha lúa thu được từ 120 - 150 cuộn rơm. Mỗi cuộn rơm hiện có giá từ 15.000 - 20.000 đồng tuỳ vào quãng đường vận chuyển” - anh Hoàng Văn Quân (chủ một máy cuộn rơm ở huyện Hưng Nguyên) nói.
Rơm được bó thành từng cuộn, mỗi cuộn nặng khoảng 20kg. “Mỗi ha lúa thu được từ 120 - 150 cuộn rơm. Mỗi cuộn rơm hiện có giá từ 15.000 - 20.000 đồng tuỳ vào quãng đường vận chuyển” - anh Hoàng Văn Quân (chủ một máy cuộn rơm ở huyện Hưng Nguyên) nói.
Một máy cuốn rơm có thể mang lại doanh thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày, song các chi phí bỏ ra cũng rất nhiều. Theo anh Quân, mỗi máy cuốn rơm cần ít nhất 3 thợ lái máy và bốc xếp rơm, cùng khoảng 10 người làm “hậu cần” như chở hàng, bốc xếp hàng…
Một máy cuốn rơm có thể mang lại doanh thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày, song các chi phí bỏ ra cũng rất nhiều. Theo anh Quân, mỗi máy cuốn rơm cần ít nhất 3 thợ lái máy và bốc xếp rơm, cùng khoảng 10 người làm “hậu cần” như chở hàng, bốc xếp hàng…
“Vì làm việc trong thời tiết nắng nóng nên tiền công cũng phải cao, ít nhất mỗi người ngày 800.000 đồng, còn thợ bốc rơm thì ngày 1 triệu đồng” - anh Quân nói. Sau khi thu hoạch, rơm được chất lên xe vận chuyển đến tận nơi cho các trang trại chăn nuôi lớn ở Nghệ An hoặc vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc để phục vụ chăn nuôi, làm nấm…
“Vì làm việc trong thời tiết nắng nóng nên tiền công cũng phải cao, ít nhất mỗi người 800.000 đồng/ngày, còn thợ bốc rơm 1 triệu đồng/ngày” - anh Quân nói. Sau khi thu hoạch, rơm được chất lên xe vận chuyển đến tận nơi cho các trang trại chăn nuôi lớn ở Nghệ An hoặc vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc để phục vụ chăn nuôi, làm nấm…
Thay vì để bị đốt tràn lan trên những cánh đồng, phụ phẩm của cây lúa được thu gom để bán không chỉ giúp nhiều người có việc làm, tăng thu nhập mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Thay vì để bị đốt tràn lan trên những cánh đồng, phụ phẩm của cây lúa được thu gom để bán, không chỉ giúp nhiều người có việc làm, tăng thu nhập, mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI