Nơm nớp nỗi lo “biển nuốt” làng

30/10/2021 - 16:26

PNO - Mưa lớn cùng triều cường nhiều ngày qua làm gia tăng tình trạng sạt lở bờ biển Phú Thuận, cả một vùng bờ biển sầm uất một thuở nay vắng lặng.

 

Những ngày này người dân sinh sống ở khu vực bờ biển xã Phú Thuận (H.Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) lại tiếp tục canh cánh nỗi lo biển xâm thực diễn ra ngày một nghiêm trọng
Những ngày này người dân sinh sống ở khu vực bờ biển xã Phú Thuận (H.Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) lại tiếp tục canh cánh nỗi lo biển xâm thực diễn ra ngày một nghiêm trọng
dù đã có nhiều nỗ lực trong việc gia cố, đắp đập, xây kè nhưng đất đai, nhà cửa, hàng quán, ruộng vườn của người dân vẫn chưa hết cảnh bị nước biển “nuốt”.
Dù đã có nhiều nỗ lực trong việc gia cố, đắp đập, xây kè nhưng đất đai, nhà cửa, hàng quán, ruộng vườn của người dân vẫn chưa hết cảnh bị nước biển “nuốt”
. Nếu năm trước cũng tại vị trí này sau mùa mưa bão 2020 biển ăn sâu vào đất liền hơn 30m, thì năm nay mới bắt đầu qua một trận mưa bão cuối tháng 10 đoạn gần bãi tắm xã Phú Thuận đã có thêm một điểm sạt lở mới dài hơn 100m, sâu vào đất liền gần 7m.
 Nếu năm trước cũng tại vị trí này sau mùa mưa bão 2020 biển ăn sâu vào đất liền hơn 30m, thì năm nay mới bắt đầu qua một trận mưa bão cuối tháng 10 đoạn gần bãi tắm xã Phú Thuận đã có thêm một điểm sạt lở mới dài hơn 100m, sâu vào đất liền gần 7m
Tại vị trí này đã xảy ra hiện tượng nước biển tràn vào đất liền, khu dân cư rất nguy hiểm.
Tại vị trí này đã xảy ra hiện tượng nước biển tràn vào đất liền, khu dân cư rất nguy hiểm
Bà con thôn Tân An kể lại, đây không phải lần đầu đường bờ biển Tân An nói riêng, toàn xã Phú Thuận nói chung bị sạt lở khi mưa, bão, lũ lụt xảy ra.  Trước đây, khoảng cách từ khu dân cư ra đến mặt nước biển lên đến 200m. Tuy nhiên, theo thời gian, biển càng ngày càng xâm thực, ăn sâu vào đất liền. Đặc biệt, trong khoảng 15 năm trở lại đây, tình trạng sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng, các cồn cát trước làng, rặng phi lao, rừng dương người dân trồng chắn cát cũng bị sóng biển cuốn trôi. Nước biển “đẩy đuổi” đến sát nhà dân.
Trước đây, khoảng cách từ khu dân cư ra đến mặt nước biển lên đến 200m. Tuy nhiên, theo thời gian, biển càng ngày càng xâm thực, ăn sâu vào đất liền. Đặc biệt, trong khoảng 15 năm trở lại đây, tình trạng sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng, các cồn cát trước làng, rặng phi lao, rừng dương người dân trồng chắn cát cũng bị sóng biển cuốn trôi. Nước biển “đẩy đuổi” đến sát nhà dân
Nước biển “đẩy đuổi” đến sát nhà dân. Thậm chí phá nát nhiều công trình cũ, hàng chục hộ dân đã phải di dời đến nơi ở mới. “Anh thấy đấy, các ngôi nhà cũ, nhà bị bỏ hoang trước đây đều là nhà người dân cả, nhưng giờ họ đã được xã đưa đi tái định cư chỗ khác. Nhà tôi bên này đường cũng đã bắt đầu bị biển “tấn công”, nước ngập đường, ngập sân vườn của người dân.  Anh Ngô Quang Dương cho biết
Thậm chí phá nát nhiều công trình cũ, hàng chục hộ dân đã phải di dời đến nơi ở mới. “Anh thấy đấy, các ngôi nhà cũ, nhà bị bỏ hoang trước đây đều là nhà người dân cả, nhưng giờ họ đã được xã đưa đi tái định cư chỗ khác. Nhà tôi bên này đường cũng đã bắt đầu bị biển “tấn công”, nước ngập đường, ngập sân vườn của người dân", anh Ngô Quang Dương người dân thôn Tân An cho biết
Rừng dương ven biển đang biến mất vì biển xâm thực hàng ngày
Rừng dương ven biển đang biến mất vì biển xâm thực hàng ngày
Theo ông Đặng Tiến Tuỳ, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, xã này có tổng chiểu dài bờ biển khoảng 5,2km. Những năm gần đây, tình hình sạt lở, xâm thực bờ biển ở đây diễn ra rất nghiêm trọng, ăn sâu vào đất liền từ 10 đến 30m. Đến nay, mới chỉ có gần 1Km bờ biển được xây dựng công trình kè chống sạt lở và đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tại các khu vực chưa được gia cố bằng kè cứng, tình trạng sạt lở tiếp tục xảy ra, nhất là ở các điểm xung yếu tại thôn Tân An, Trung An, Xuân An và điểm cuối của Thôn An Dương 3. Biển xâm thực đã gây ảnh hưởng đến khoảng 500 hộ dân Phú Thuận, đến các khu du lịch, bãi tắm và các công trình hạ tầng thiết yếu khác.
Theo ông Đặng Tiến Tuỳ, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận huyện Phú Vang, xã này có tổng chiểu dài bờ biển khoảng 5,2km. Những năm gần đây, tình hình sạt lở, xâm thực bờ biển ở đây diễn ra rất nghiêm trọng, ăn sâu vào đất liền từ 10 đến 30m. Đến nay, mới chỉ có gần 1Km bờ biển được xây dựng công trình kè chống sạt lở và đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tại các khu vực chưa được gia cố bằng kè cứng, tình trạng sạt lở tiếp tục xảy ra, nhất là ở các điểm xung yếu tại thôn Tân An, Trung An, Xuân An và điểm cuối của Thôn An Dương 3. Biển xâm thực đã gây ảnh hưởng đến khoảng 500 hộ dân Phú Thuận, đến các khu du lịch, bãi tắm và các công trình hạ tầng thiết yếu khác
Ngoài ra mưa lớn nhiều ngày khiên bờ biển các xã của huyện Quảng Điền sạt lở nghiêm trọng
Ngoài ra, mưa lớn nhiều ngày khiên bờ biển các xã của huyện Quảng Điền, Phong Điền cũng bị sạt lở nghiêm trọng
Đặc biệt tại xã khu vực nuôi trồng thủy sản ở khu vực xã Phong Hải, trình trạng sạt lở ngày một nghiêm trọng
Đặc biệt, tại khu vực nuôi trồng thủy sản ở khu vực xã Phong Hải huyện Phong Điền tình trạng sạt lở bờ biến đang tiến sát khu vực rừng phi lao chắn sóng ven biển
Khu vừng rừng dương trồng hơn 20 năm ven biển xã Phong Hải đang bị nuốt biển nuốt chửng từng ngày
Khu rừng dương trồng hơn 20 năm ven biển xã Phong Hải (H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế) đang đứng trước nguy cơ bị biển nuốt chửng do xâm thực diễn ra liên tục thời gian qua
Hiện tại Thừa Thiên- Huế có hơn 12,4km bờ biển (trong tổng số 127km bờ biển) bị sạt lở nặng tập trung các khu vực như: xã Phong Hải, xã Phong Hòa- huyện Phong Điền;  Quảng Ngạn, Quảng Công - huyện Quảng Điền; các xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh - huyện Phú Vang; xã Vinh Mỹ, Giang Hải - huyện Phú Lộc  vào mùa mưa bão tốc độ xói lở trung bình hàng năm từ 3- 5 m  có nời từ 5 - 7m, (trong đó đặt biệt đoạn bờ biển qua xã Giang Hải, huyện Phú Lộc trong 10 năm trở lại đây bờ biển đã xói sâu vào khoảng 100 - 200 m) đe dọa đến tính mạng và tài sản người dân.
Hiện tại tỉnh Thừa Thiên- Huế có hơn 12,4km bờ biển (trong tổng số 127km bờ biển) bị sạt lở nặng tập trung các khu vực như: xã Phong Hải, xã Phong Hòa- huyện Phong Điền; Quảng Ngạn, Quảng Công - huyện Quảng Điền; các xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh - huyện Phú Vang; xã Vinh Mỹ, Giang Hải - huyện Phú Lộc vào mùa mưa bão tốc độ xói lở trung bình hàng năm từ 3- 5 m có nơi từ 5 - 7m, (trong đó đoạn bờ biển qua xã Giang Hải, huyện Phú Lộc trong 10 năm trở lại đây bờ biển đã xói sâu vào khoảng 100 - 200 m) đe dọa đến tính mạng và tài sản người dân
Theo thống kê từ Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên- Huế tình trạng sạt lở bờ biển, biển xâm thực tại Thừa Thiên - Huế ảnh hưởng 24 xã có thể đe dọa đến tính mạng và tài sản của khoảng 2.150 hộ dân sống trực tiếp gần bờ biển; uy hiếp đến dãi cồn cát ven biển. Ảnh hưởng đến công trình giao thông, công trình công cộng, cũng như cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Theo thống kê từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Thừa Thiên- Huế, tình trạng sạt lở bờ biển, biển xâm thực tại Thừa Thiên - Huế ảnh hưởng đến 24 xã và đe dọa đến tính mạng và tài sản của khoảng 2.150 hộ dân sống trực tiếp gần bờ biển; uy hiếp đến dãi cồn cát ven biển. Đồng thời, ảnh hưởng đến công trình giao thông, công trình công cộng, cũng như cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh TT-Huế cho biết, thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn, tỉnh đã đầu tư kè chống xói lở bờ biển với chiều dài 3,2 km. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai các dự án chỉnh trị, nạo vét luồng lạch, cửa biển; xây kè chống sạt lở tại các điểm xung yếu; rà soát, di dời dân cư khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm…
Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn, tỉnh đã đầu tư kè chống xói lở bờ biển với chiều dài 3,2 km. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai các dự án chỉnh trị, nạo vét luồng lạch, cửa biển; xây kè chống sạt lở tại các điểm xung yếu; rà soát, di dời dân cư khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm…
Theo ông Hùng, Sở NN&PTNT tỉnh cũng đã đề xuất UBND tỉnh đầu tư xây dựng kè chống sạt lở ở các đoạn sạt lở xung yếu, với mức kinh phí hơn 1.336 tỷ đồng.
Theo ông Hùng, Sở NN&PTNT tỉnh cũng đã đề xuất UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đầu tư xây dựng kè chống sạt lở ở các đoạn sạt lở xung yếu, với mức kinh phí hơn 1.336 tỷ đồng

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI