Nói lời hay ho dễ lắm

15/05/2019 - 18:00

PNO - Từ lời nói hay ho tới thực hành là một khoảng cách. Và trẻ nhỏ, đôi khi giúp chúng ta “ôn lại bài” một cách thấm thía như thế.

Ba mẹ con vừa ở công viên đang trên đường về nhà. Suốt dọc đường, tôi để ý thấy móng tay của cu Bi - con trai cả đã dài và cáu bẩn. Sau khi tắm cho các bé, tôi nói con trai ngồi ghế để cắt móng tay.

Thế nhưng cu Bi nhất định không chịu hợp tác. Gặng hỏi con lý do, cu cậu lắc đầu không chịu nói, rồi bất ngờ cầm đôi bàn tay có những ngón dài được tỉa tót và sơn màu rất đẹp của mẹ lên. Tôi khựng lại trong giây lát và suýt rụt tay lại, nhưng không kịp nữa. Con trai đã thỏ thẻ: “Móng tay của mẹ cũng để dài quá rồi. Mấy lần con còn thấy mẹ tắm cho em Nhím và xuýt xoa vì vô tình làm trầy xước em nữa. Vậy mẹ phải cắt móng tay của mình trước đi đã”.

Noi loi hay ho de lam
Tôi thường xuyên bị con "dạy dỗ"

Lần khác, trong khi tôi đang lu bu trong bếp thì có tiếng cu Bi gọi. Tôi vội vàng chạy ra phòng khách theo hướng tay con trai chỉ. Hóa ra em Nhím lựa lúc không có mẹ đã đổ nước uống ra đầy bàn lẫn sàn nhà và lấy khăn giấy thấm lên nghịch ngợm. Không kiềm chế được, tôi đã đét vào mông con mấy cái khiến bé khóc thét lên.Tôi đỏ bừng mặt xấu hổ. Trẻ con có những pha “phản công” hồn nhiên và sắc bén như vậy. Tôi muốn giải thích với con về những “đặc quyền” của phái nữ, rằng móng tay dài để làm đẹp và cá nhân hoàn toàn có ý thức việc vệ sinh sạch sẽ là điều có thể chấp nhận. Nhưng e rằng những lời lẽ đó quá to tát với đứa trẻ năm tuổi. Đối với trẻ thơ mà nói, đã là kiến thức chung về giữ gìn vệ sinh cá nhân thì không có ngoại lệ. Thế nên tôi đành vui vẻ cùng con thực hành bài giữ gìn vệ sinh cá nhân ấy.

Cu Bi biết cơn thịnh nộ của tôi một khi nổi lên, dù dịu giọng can thiệp cũng chỉ “đổ thêm dầu vào lửa”. Thế nên, con đợi mẹ bớt nóng giận rồi mới sà vào lòng mẹ thủ thỉ: “Mẹ à, nếu người lớn thấy trẻ nhỏ mắc lỗi thì thay vì nóng giận đánh phạt, nên giải thích cho trẻ cái sai để lần sau không tái phạm. Đánh phạt chỉ khiến chúng con sợ hãi”.

Noi loi hay ho de lam
Lý thuyết nhiều khi đi đường vòng

Tôi ngạc nhiên nhìn sâu vào mắt con. Trong tôi không còn cảm giác giận dữ vì em Nhím làm sai nữa, ngược lại nỗi xấu hổ ùa tới. Tôi nâng cằm con lên, hỏi nhỏ: “Con trai mẹ lớn thật rồi. Ai dạy con những điều đó?”.

“Cô giáo ở vườn trẻ dạy chúng con như thế. Hơn nữa, có lần con uy hiếp và đánh vào tay Nhím vì em nghịch phá đồ chơi của con, mẹ cũng đã dạy con thế”.

Hóa ra, lý thuyết của cha mẹ đưa ra nhiều lúc đi đường vòng và quay lại phục vụ chính cha mẹ. Người lớn đôi khi rao giảng cho trẻ những điều hay lẽ phải nhưng chẳng lưu lại trong đầu và chẳng thực hiện được. Chỉ đợi đến khi chúng ta mắc lỗi sai tương tự, lời trẻ vô tư nhắc lại mới khiến bậc cha mẹ tỉnh ngộ. Những lý lẽ chúng đưa ra thường không đao to búa lớn, cũng không sáo rỗng, mà rất hợp tình hợp lý khiến cha mẹ nhiều khi bị đưa vào tình thế  khó xử. Từ lời nói hay ho tới thực hành là một khoảng cách. Và trẻ nhỏ, đôi khi giúp chúng ta “ôn lại bài” một cách thấm thía như thế. 

Minh Thuật

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI