Nói không với “thỏa hiệp im lặng”

11/11/2014 - 14:30

PNO - PN - Hai năm sau khi rời khỏi BBC và không ký “thỏa hiệp im lặng”, nữ nhà báo Olenka Frenkiel (59 tuổi) đã gây bất ngờ khi tiết lộ về cam kết dối trá mà hãng truyền thông này đã đưa ra.

edf40wrjww2tblPage:Content

Noi khong voi “thoa hiep im lang”

Nhà báo kỳ cựu Olenka Frenkiel - Ảnh: BBC

Trước báo giới và Quốc hội Anh, BBC luôn cam đoan rằng tập đoàn truyền thông này dành chế độ ưu tiên cho các nhà báo, người dẫn chương trình hay nhân viên nữ cao tuổi. Thực tế như chính nhà báo Olenka Frenkiel là nạn nhân của sự thiên vị, ưu tiên nam giới và người trẻ tuổi. BBC cho biết, hiện có 16% số nữ dẫn chương trình của họ hơn 50 tuổi, tỷ lệ phóng viên nữ ở nhóm tuổi này là 25%. Tuy nhiên, theo bà Olenka, đây là số liệu báo cáo hình thức vì hơn ai hết, chính bà hiểu rõ BBC đang tuyển chọn và đào thải đối tượng nhân viên nào.

Năm 2012, bà Olenka Frenkiel quyết định thôi việc sau 30 năm làm việc cho BBC. Chia sẻ với tờ Guardian, bà Olenka Frenkiel cho biết: “Không thể tưởng tượng rằng Ban phụ trách các vấn đề của BBC lại tuyên bố rằng họ đang chiêu mộ những nhà báo nữ. Thời gian qua, chính họ cố đẩy, đuổi chúng tôi ra khỏi guồng máy. Tôi không chịu ký thỏa hiệp buộc phải im lặng sau khi nghỉ việc. Thế nhưng, chứng kiến những điều đi ngược với bản chất mà BBC đề cập tới, tôi nghĩ mình phải lên tiếng vì tôi không muốn một tập đoàn truyền thông danh tiếng như BBC lại có thể thản nhiên nói sai sự thật”.

Noi khong voi “thoa hiep im lang”

Người dẫn chương trình Miriam O'Reilly - Ảnh: BBC

Olenka từng là phóng viên hiện trường và người dẫn cho nhiều chương trình, trong đó có chương trình thời sự buổi tối Newsnight. Bà kể lại, việc sa thải được ngụy trang bằng một quá trình tinh vi: “Ban đầu, bạn được đặt trong tình thế thiếu công việc. Họ không giao việc với lý do một chương trình nào đó phù hợp với đồng nghiệp khác. Bạn sẽ thấy mình thừa thãi. Cùng một độ tuổi nhưng đồng nghiệp nam lại trong giai đoạn đỉnh cao của nghề nghiệp, còn đồng nghiệp nữ và chính tôi khi bước qua tuổi 50 được ví như đã qua bên kia con dốc. Thế nên, tôi âm thầm xin nghỉ việc”.

Năm 2010, người dẫn chương trình Miriam O’Reilly (ảnh), khi ấy 53 tuổi đã đệ đơn kiện BBC với cáo buộc phân biệt tuổi tác và giới tính, sau khi tập đoàn truyền thông này buộc bà phải từ bỏ chương trình mình dẫn khá thành công Countryfile (về đời sống nông thôn) trên kênh BBC1. Cùng với bà, hai người dẫn khác của Countryfile là Michaela Strachan (khi ấy 42 tuổi) và Juliet Morris (52 tuổi) cũng bị thuyên chuyển công việc. Countryfile được chuyển sang “khung giờ vàng” chiều tối Chủ nhật. Người dẫn được thay thế là John Craven (68 tuổi), Julia Bradbury (36 tuổi) và Matt Baker (32 tuổi).

Đầu tháng Mười vừa qua, Liên đoàn nhà báo quốc gia Anh cùng nhiều tổ chức hoạt động vì quyền lợi người lao động nữ ở Anh đã đề xuất Hiến chương chống lại tình trạng phân biệt tuổi tác và giới tính trong truyền thông. Hiến chương kêu gọi các tập đoàn truyền thông phải nhìn nhận vai trò của những nhà báo, người dẫn chương trình nữ lớn tuổi vì đóng góp của họ trong thời gian dài cho sự phát triển của cơ quan. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng để nói “không” với sự kỳ thị bất thành văn trong môi trường truyền thông ở Anh.

THIÊN ANH (Theo Daily Mail, Guardian, BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI