Nơi có tỷ lệ thai phụ tử vong cao nhất thế giới đang đứng trước thảm kịch mới

30/10/2022 - 22:45

PNO - Nam Sudan - đất nước có tỷ lệ tử vong ở bà mẹ cao nhất thế giới đang đứng trước một thảm kịch mới khi một phòng khám sức khỏe sinh sản cho hơn 200.000 phụ nữ/năm sắp phải đóng cửa.

 

Các bà mẹ tương lai ngồi trên sàn nhà khi họ chờ đến lượt đi khám sức khỏe sinh sản hàng tháng tại Phòng khám Sức khỏe Sinh sản Mingkaman ở làng Mingkaman, Quận Awerial, thuộc Bang Lakes của Nam Sudan Thứ Tư, ngày 19 tháng 10 năm 2022. Tại một quốc gia có một trong những tỷ lệ tử vong bà mẹ cao nhất thế giới, phòng khám nhỏ dành riêng cho chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hơn 200.000 người sắp đóng cửa - chỉ một trường hợp thương vong trong số nhiều người ở các nước đang phát triển khi các nhà tài trợ nhân đạo bị kéo dài bởi cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác. (Ảnh AP / Deng Machol)
Các thai phụ đang ngồi trên sàn nhà khi chờ đến lượt đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ tại Phòng khám Mingkaman ở làng Mingkaman, quận Awerial, thuộc Bang Lakes của Nam Sudan

Khi đón nhận những tin này, những bà mẹ đang mang thai không giấu được sự lo lắng bởi họ không biết số phận của mình và đứa con trong bụng sẽ như thế nào. “Nếu bệnh viện đóng cửa, chúng tôi sẽ chết nhiều hơn”, một thai phụ tên Chuti cho biết. 

Liên Hợp Quốc cho biết dự định họ sẽ kết thúc hoạt động của phòng khám vào tháng 12 tới vì thiếu tài trợ từ các nước châu Âu và các nước ủng hộ khác. Đó chỉ là một trong số rất nhiều  nước đang phát triển gặp phải khi các nhà tài trợ nhân đạo đã rút dần bởi khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác, từ COVID-19 đến cuộc xung đột của Nga và Ukraine...

Việc đóng cửa các phòng khám, bệnh viện dã chiến là thảm họa đối với người dân ở những nơi như Nam Sudan hay nước nghèo khác bởi họ phải đối phó với tình trạng khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt lan rộng, tình trạng mất an ninh kéo dài và hơn hết là nạn bạo lực tình dục.

Ủy viên Barney Afako thuộc Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan cho biết những vấn đề trên đã ảnh hưởng và kéo theo việc mất đi kinh phí chăm sóc y tế khẩn cấp cho những người bị tấn công tình dục. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong bà mẹ ở Nam Sudan là 789/100.000 ca. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, tỷ lệ này cao hơn gấp đôi so với nước láng giềng Kenya phát triển hơn, trong khi tỷ lệ ở Mỹ là 23 ca tử vong trên 100.000 người.

Teresa Achuei, người quản lý địa điểm của tổ chức Y tế Thế giới IMA, điều hành cơ sở này, cho biết ít nhất 250 phụ nữ sinh con tại phòng khám này mỗi tháng. Giờ đây, bà nói, hàng trăm phụ nữ có thể gặp rủi ro. “Mục đích của chúng tôi, sứ mệnh của chúng tôi là giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ. Mọi phụ nữ nên được sinh nở an toàn. Nếu cơ sở đóng cửa, sẽ có nhiều người chết trong cộng đồng”.

Nhiều phụ nữ nơi này cũng bày tỏ lo lắng về việc phòng khám sắp đóng cửa. “Điều đó sẽ trở nên tồi tệ hơn đối với chúng tôi vì phòng khám này đã giúp chúng tôi”, Akuany Bol, người đã sinh ba đứa con ở đây cho biết và lần này cô đang đau khổ khi chờ nữ hộ sinh khám bệnh cho con mình.

Andrew Kuol, một nhân viên lâm sàng cho biết phòng khám đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc bao gồm thuốc sốt rét, thuốc điều trị sau cưỡng hiếp, thuốc tiền sản và các loại thuốc khác. Andrew Kuol kêu gọi các đối tác của Liên Hợp Quốc tiếp tục hỗ trợ cơ sở y tế này để cứu sống phụ nữ ở đây càng nhiều càng tốt bởi họ vốn là một phần bị thiệt thòi nhất nhất trên thế giới.

Trọng Trí (theo AP, ABC News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI