Nói chuyện gì với con?

07/06/2015 - 06:49

PNO - PN - Ngay sau khi người mẹ biết được rằng bên trong cô ấy đang bắt đầu một cuộc sống nhỏ bé, cô đã có thể chắc chắn rằng con người nhỏ xíu ấy đã cảm thấy và hiểu tất cả mọi thứ. Điều này có nghĩa là trong suốt thời gian mang thai, người mẹ cần phải nói chuyện với đứa con tương lai của mình.

edf40wrjww2tblPage:Content

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới một năm tuổi rất cần sự giao tiếp với cha mẹ. Và bạn đừng nghĩ rằng cuộc trò chuyện của bạn là độc thoại, hãy hiểu rằng con bạn nghe và hiểu bạn.

Nhưng khi trẻ được 1-3 tuổi - trước mặt bạn là một người trò chuyện thật sự. Không quan trọng rằng đứa trẻ chỉ có thể hiểu những câu ngắn có từ 5-10 từ. Chúng luôn thích thú khi nghe tất cả những gì người thân nói với chúng.

Khắp nơi xung qan bạn đều là những câu chuyện để nói với trẻ

Noi chuyen gi voi con?


Đừng quên rằng nội dung của những câu chuyện của bạn nên đặt trong ngôn ngữ dễ hiểu đối với con. Dưới đây là một số ví dụ.

- Ai cũng thích được nghe những lời hay ho về mình. Với trẻ em điều ấy đặc biệt quan trọng. Hãy kể cho con nghe rằng nó đã lớn lên trong bụng mẹ như thế nào và nó bước vào thế giới ra sao. Hãy kể về ngày nó sinh ra, miêu tả khoảng thời gian mà con ra đời, thời tiết ngày nó chào cuộc sống. Hãy kể về ngày bố hay những người thân khác vui sướng đón mẹ từ bệnh viện về nhà. Thật tuyệt vời nếu bạn và con có thể cùng tập hợp và làm cuốn album hay những đoạn phim ngắn với những hình ảnh về sự lớn lên của con. Nếu đi kèm với câu chuyện bạn nói là những bức ảnh thì mọi điều trong tâm trí trẻ sẽ rực rỡ và rõ ràng hơn.

- Hãy làm cho cuộc sống của trẻ tràn đầy những sự kiện thú vị. Cho một con mèo đi lạc ăn, dạo chơi ngoài công viên, lấy quần áo đồ dùng của cả nhà ra để chơi trò chơi diễn thời trang, vv . Và sau đó cùng nhau nhớ lại những khoảnh khắc ấy. Trò chuyện với con không chỉ về các sự kiện mà còn về các chi tiết: những con mèo thích ăn gì, công viên có màu gì, ai đội nón của bố buồn cười hơn. Trong những cuộc trò chuyện như vậy, bạn sẽ nhận ra khả năng ghi nhớ tuyệt vời của con, chúng không chỉ nhớ các sự kiện, địa điểm, nhân vật, mà nhớ cả các chi tiết khác nhau mà có thể chính bạn đã quên.

- Hãy kể với con về những người thân: bà, ông, các cô chú, anh chị em họ… Hãy gọi tên họ và cho con xem những bức ảnh. Hãy nhắc về những lần con gặp gỡ họ. Cố gắng nhắc về họ với những đặc điểm thú vị nào đó. Thí dụ: “Con nhớ không, nhà cô Lan có nuôi con chó xù đó” hoặc “Khi mẹ với con đi đến bà, trên đường đi mẹ con mình còn ghé mua bánh cho bà. Chính con chọn bánh đó, con nhớ không?”.

Noi chuyen gi voi con?


- Trẻ từ 2 tớ 4 tuổi rất thích thú được nghe kể về thời ấu thơ của cha mẹ. Hãy kể cho con nghe về những món đồ chơi đầu tiên của bạn, về chuyện bạn té trầy hết đầu gối ra sao, về lần đầu tiên bạn đi mua giùm mẹ một món đồ nào đó… Hãy cho trẻ biết bạn thích điều gì và không thích điều gì khi còn bé: bạn không thích cháo cá, bạn thích đi biển cùng cha mẹ…Khi kể cho con nghe về những thành tích, những yếu đuối và sợ hãi của bạn, bạn mở cho con thấy những mặt khác mới mẻ của chính bạn. Những sự cởi mở đó giúp con nhận ra rằng bạn hiểu và chấp nhận mọi tình cảm, mong muốn của con.

- Nếu ở nhà bạn có nuôi con vật gì đó có lẽ con bạn rất yêu thương chúng. Vậy bạn hãy kể lại những tình huống khiến con mèo, con chó, con thỏ… đã từng trở thành một thành viên trong gia đình bạn như thế nào, điều ấy rất thú vị với trẻ. Nếu bạn có hình ảnh của những con vật đó, nhất định là hãy cho trẻ xem.

- Sau những câu chuyện trên, trẻ sẽ bắt đầu tự hình thành những câu chuyện của chính mình và đề tài để nói chuyện. Bạn sẽ nghe trẻ yêu cầu: Mẹ ơi, hãy kể cho con nghe xem con ra đời thế nào”. Hay “Bố ơi, bố có chiếc xe đạp đầu tiên khi nào?” Những câu chuyện như vậy có thể diễn ra trong bất kỳ tình huống nào, thời gian nào, khi đứa trẻ cảm thấy muốn nghe bạn. Chúng giúp con bạn nhận ra và ghi nhớ những điều thú vị và bổ ích về chính mình và cuộc sống xung quanh mình.


SONG NHI
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI