Nỗi sợ dầu ăn “bẩn” tràn qua Hồng Kông và Macau

10/09/2014 - 10:18

PNO - PN - Vụ bê bối thực phẩm dầu ăn “cống rãnh” bùng nổ sau khi cảnh sát Đài Loan đột nhập một nhà máy tái chế dầu bất hợp pháp ở huyện Pingtung miền Nam lãnh thổ đầu tuần qua. Tòa án địa phương đã ra lệnh bắt giữ chủ...

edf40wrjww2tblPage:Content

Gọi là dầu ăn “cống rãnh” vì được thu gom từ cống của các tiệm ăn, lò mổ, điểm thuộc da, rồi đưa vào chưng cất, sau đó trộn thêm bột đất sét tinh khiết để loại bỏ tạp chất. Hỗn hợp sau đó được tẩy màu và khử mùi, pha trộn với mỡ heo mới theo tỷ lệ 1 cũ : 2 mới. Các chuyên gia ước tính, ít nhất một nửa trong số 23 triệu người Đài Loan đã tiêu thụ sản phẩm (SP) có chứa dầu ăn “cống rãnh”.

Theo cơ quan điều tra, Công ty Chang Guann tại Cao Hùng, miền Nam Đài Loan, bị cáo buộc đã bán 782 tấn SP mỡ lợn tái chế pha trộn với dầu bẩn cho các công ty thực phẩm trên khắp Đài Loan, trong đó một số doanh nghiệp có thương hiệu như Thực phẩm Wei Chuan, Thực phẩm đông lạnh Chi Mei. Giám đốc Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Đài Loan Yeh Ming-kung cho biết: “Có 40 trong số 430 công ty đã mua dầu trên để sản xuất, chế biến 110 loại SP”.

Nỗi sợ hãi “dầu bẩn” đã lan tới Hồng Kông. Nhiều công ty địa phương buộc phải rút SP khỏi quầy hàng và các chuyên gia an toàn thực phẩm bắt đầu kiểm tra đột xuất các SP sử dụng dầu mỡ nhập khẩu từ Đài Loan. Ngày 8/9, ông Philip Ho, quan chức Cục Vệ sinh thực phẩm và môi trường Hồng Kông (FEHD) nói với đài phát thanh RTHK rằng, hàng chục loại thực phẩm, trong đó có bánh Trung thu, bánh hạnh nhân, bánh quy và các loại bánh mì, đã được lấy mẫu kiểm tra và sẽ có kết quả trong vài ngày tới.

Nõi sọ dau an “ban” tran qua Hong Kong va Macau

Các thùng phuy được dùng để chứa dầu bẩn trước khi chế biến thành dầu ăn - Ảnh: EPA

Chuỗi cửa hàng bánh Maxim nổi tiếng của Hồng Kông đã bỏ bánh nhân dứa ra khỏi danh mục hàng hóa vào cuối tuần qua, sau khi xác nhận họ đã sử dụng dầu của nhà sản xuất Đài Loan Chang Guann. Chuỗi cửa hàng cho biết không có bằng chứng cho thấy mỡ lợn được sử dụng để làm bánh có chứa các SP nhiễm độc, nhưng Maxim vẫn niêm phong các SP này. Hiện Maxim đã chuyển sang sử dụng dầu mỡ của một nhà cung cấp Hà Lan. Chuỗi quán ăn bánh bao Bafang Yunji của Hồng Kông cũng đưa ra khỏi kệ hàng SP bánh bao cà ri, trong khi siêu thị Wellcome loại bỏ hai SP BBQ và một món mì. Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông đã liên lạc với chính quyền Đài Loan, để kiểm tra “dầu ăn, các tiệm bánh, nhà sản xuất bánh điểm tâm và đồ ăn nhẹ bán thực phẩm theo kiểu Đài Loan”.

Trong khi đó, nhà chức trách Macau cho biết, ít nhất 21 nhà sản xuất thực phẩm và các nhà bán lẻ địa phương, trong đó có các tiệm bánh nổi tiếng Pastelaria Fong Kei và Padaria da Guia, đã sử dụng dầu ăn của nhà cung cấp Chang Guann.

Pastelaria Fong Kei khẳng định trên đài phát thanh TDM của Macau rằng tiệm bánh này đã sử dụng dầu Chang Guann để làm bánh “phu thê” từ đầu tháng Tám đến ngày 4/9, nay chấp nhận hoàn tiền khi khách hàng trả lại bánh. Trong khi đó, Lu Zhi-liang, ông chủ tiệm bánh Padaria da Guia cho biết, họ đã bỏ SP nhiễm độc ra khỏi kệ hàng.

Ở Trung Quốc đại lục, Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm tra và kiểm dịch (GAQSIQ) cho biết họ không tìm thấy bất kỳ lô hàng nhập khẩu dầu bẩn nào. Tuy nhiên, GAQSIQ ra lệnh cho các địa phương đình chỉ đơn xin giám định của các công ty Đài Loan và kiểm tra số liệu xuất khẩu của các công ty này vào đại lục.

Vụ bê bối “dầu bẩn” diễn biến phức tạp, sau khi FDA Đài Loan điều tra và công bố bằng chứng cho thấy Chang Guann đã nhập 672 tấn mỡ lợn từ Nhật Bản và 87 tấn mỡ lợn từ Hồng Kông.

QUẾ LÂM (Theo Want China Times, SCMP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI