PNO - Vụ va chạm giữa xe máy và xe container trưa 13/7 khiến hai nữ sinh thương vong, một lần nữa báo động về tình trạng mất an toàn giao thông tại vòng xoay Mỹ Thủy (P.Cát Lái, Q.2, TP.HCM).
Trước đó, ngày 7/7, tại ngã tư MK, anh Võ Văn D. (43 tuổi, ngụ Đồng Nai) chạy xe máy, bất ngờ va chạm với xe ben lưu thông cùng chiều, khiến anh tử vong tại chỗ. TP.HCM còn nhiều “điểm đen” khác, nguy cơ cao dẫn đến những tai nạn đau lòng.
Ảnh: Phùng Huy
Rợn người qua những "điểm đen tử thần"
Vòng xoay Mỹ Thủy (Q.2) là một trong những “điểm đen” mới, khoảng hai năm nay, nhưng đã gây ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn thương tâm cho người đi đường. Trưa 13/7, chị Nguyễn Thị H.L. (ở P.Long Phước, Q.9) được người bạn chở trên xe gắn máy lưu thông trên đường Vành Đai 2 (hướng từ cầu Phú Mỹ về vòng xoay Mỹ Thủy). Khi gần đến vòng xoay Mỹ Thủy, xe củ a hai cô gá i bị xe container chở sắt cuộn chạy cùng chiều, rẽ phải tông, cuốn xe và ngườ i vào gầm, kéo lê một đoạn. Vụ tai nạn khiến chị L. tử vong tại chỗ, người bạn được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, “điểm đen” này đã gây ra rất nhiều cái chết đau lòng cho người đi đường. Còn chuyện va quẹt xe xảy ra thường xuyên.
Ngày 14/7, đến vòng xoay “tử thần” này, nhìn cảnh các loại phương tiện lưu thông chúng tôi không khỏi rùng mình. Xe máy chạy chen chúc trong dòng xe container. Xe ô tô, xe tải, container chạy lấn vào làn đường xe hai, ba bánh. Vòng xoay quá nhỏ, chật chội, trong khi phương tiện giao thông dày đặc. Không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy luồn lách chạy cặp bên hông những chiếc container, xe tải để giành đường qua trước.
Các tài xế xe tải, container cũng không ngại cúp đầu xe tranh đường với các phương tiện khác. Chỉ cần một va chạm nhỏ cũng đủ xảy ra tai nạn. Tình trạng nguy hiểm ở cung đường này không chỉ liên quan đến lượng phương tiện đông, chạy ẩu mà cò n do hạ tầng đường sá xuống cấp, nhiều đoạn nổi “sóng trâu” nhưng chưa được sửa chữa.
Giao thông hỗn loạn tại vòng xoay Mỹ Thủy sáng 14/7
Một cán bộ Đội CSGT Cát Lái cho biết: “Nguyên nhân thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông (TNGT) ở khu vực vòng xoay Mỹ Thủy là do đoạn đường Đồng Văn Cống còn khá hẹp nhưng lượng xe lưu thông dày đặc. Đặc biệt, có đến bốn tuyến đường lớn xoay quanh trục vòng xoay này khiến mật độ giao thông ở đây thường xuyên đông đúc. Cùng với đó là ý thức kém của một số tài xế, người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện nên dễ xảy ra tai nạn”.
Điể m giao Quốc lộ 1 - đường vào khu chế xuất Linh Trung 2 (Q.Thủ Đức) cũng là nơi thường xảy ra tai nạn. Đêm 22/4, ba thanh niên chạy xe máy trên Quốc lộ 1 bất ngờ bị xe container cúp đầu để rẽ vào khu chế xuất. Xe gắn máy không tránh kịp đã tông thẳng vào xe container làm hai người tử vong, một người bị thương nặng.
Theo ông Nguyễn Văn Bá, một ngườI chạy xe ôm ở đây, lượng xe tải, container lưu thông vào khu chế xuất thời gian gần đây ngày càng nhiều. Chúng tôi quan sá t thấ y xe tải, container khi lưu thông trên Quốc lộ 1 đến đây thường bất ngờ rẽ vào khu chế xuất Linh Trung 2. Các phương tiện khác đang lưu thông trên cùng đoạn đường này rất dễ tông phải vì khó phanh kịp.
Tương tự, vòng xoay “tử thần” An Sương (Q.12) từ khi bị liệt vào “điểm đen” đến nay đã gần sáu năm, gây không biết bao nhiêu vụ tai nạn chết người. Ngày 25/6, một xe container lưu thông trên Quốc lộ 1, khi đến ngã tư nà y, rẽ vào đường nhánh để vào Quốc lộ 22 đã va chạm với xe gắn máy của chị Nguyễn Thanh Tuyền (quê Bình Định). Bánh xe container cán qua người, chị Tuyền tử vong tại chỗ. Trước đó hai ngày, tại đây xảy ra vụ va chạm giữa xe tải và xe máy khiến một phụ nữ tử vong và một cụ bà 70 tuổi bị thương nặng.
11g trưa 14/7, chúng tôi có mặt tại đây, chứng kiến những hình ảnh thót tim. Xe buýt, xe tải, container… từ Quốc lộ 22 và đường Trường Chinh tranh nhau bo vòng xoay vào Quốc lộ 1 khiến giao thông lúc nào cũng trong tình trạng hỗn loạn, chật cứng. Xe gắn máy chen vào bất kỳ chỗ nào còn trống. Thậm chí có người không ngại điều khiển xe chạy ngược chiều, hết sức nguy hiểm. Anh Nguyễn Bảo Toàn (tài xế xe tải) ngán ngẩm: “Mỗi lần đi qua khu vực này tôi đều ớn lạnh. Xe máy ùa vào chạy kè sát hông xe tải, container, chỉ cần thiếu quan sát hoặc bẻ cua gấp là gây tai nạn ngay”.
Xóa chỗ này, mọc chỗ khác
Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó chủ tịch UBND, kiêm Phó ban An toàn giao thông Q.2 lo lắng: “Trong sáu tháng đầu năm 2016, tình hình TNGT trên địa bàn quận diễn biến hết sức phức tạp, tăng cả về số vụ, số người chết và bị thương. Cụ thể, có tổng cộng 29 vụ TNGT, làm chết 22 người và 13 người bị thương. Trong đó, “điểm đen” Mỹ Thủy là một trong những nơi góp phần làm tăng số vụ TNGT”.
Dù chưa có con số thống kê riêng số vụ TNGT tại các "điểm đen", nhưng rõ ràng các "điểm đen" TNGT đang góp phần không nhỏ khiến tình hình tai nạn và những cái chết thương tâm trên địa bàn TP.HCM tăng mạnh.
Đề cập việc xử lý các "điểm đen" TNGT, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cho rằng, trong thời gian qua đã triển khai rất nhiều giải pháp xử lý “điểm đen” TNGT, nhưng do tình hình giao thông phức tạp nên khó xử lý dứt điểm. Cụ thể, trong tháng 5/2016, Sở đã xử lý được "điểm đen" TNGT trên Hương lộ 2 (đoạn từ số nhà 864 đến số 881 Hương lộ 2, Q.Bình Tân) bằng cách kết hợp cải tạo kích thước hình học tại vị trí đoạn cong và tổ chức lưu thông một chiều các loại xe ô tô trên Hương lộ 2.
Hiện trường vụ tai nạn khiến hai tử vong chết ngày 13/7
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, trong tháng 5/2016, Sở GTVT TP xử lý được một "điểm đen" TNGT thì cũng trong tháng này phát sinh mới một "điểm đen" TNGT khác. Đó là "điểm đen" giao lộ Quốc lộ 1 - đường vào KCX Linh Trung 2, Q.Thủ Đức. Như vậy, tính đến nay, toàn TP có tổng cộng 18 "điểm đen" TNGT. Trong đó, năm 2016 phát sinh thêm ba điểm mới.
Theo TS Phạm Sanh (chuyên gia giao thông), các giải pháp xóa "điểm đen" TNGT hiện nay không khác kiểu “thầy bói mù”. Tức thấy "điểm đen" ở đâu giải quyết ở đó. Trong khi biện pháp giải quyết thường chỉ xử lý hậu quả chứ không tập trung phân tích, đánh giá nguyên nhân những mặt yếu kém; không có cái nhìn tổng thể để đưa ra giải pháp căn cơ, rút kinh nghiệm trong việc phát triển hạ tầng, phân luồng giao thông. Cách giải quyết này chỉ mang tính tình thế dẫn đến đẩy "điểm đen" từ vị trí này đến vị trí khác.
TS Phạm Sanh đề nghị, cơ quan chức năng cần có sổ tay “nhật ký giao thông”, theo dõi lưu lượng xe trên từng con đường, khu vực giao thông. Khi phát hiện lượng xe tăng đột biến hoặc phân luồng giao thông chưa hợp lý, điều chỉnh ngay. Đối với "điểm đen" TNGT phải xem là vấn đề hệ trọng vì nó liên quan tính mạng con người. Khi phát sinh "điểm đen" phải xử lý ngay, đồng thời mời chuyên gia nghiên cứu nguyên nhân để không lặp lại ở những vị trí khác. Khi làm được điều này thì mới xóa dứt điểm được "điểm đen" TNGT.
Theo Ban ATGT TP.HCM, trong sáu tháng đầu năm, TP.HCM xảy ra 1.830 vụ TNGT, làm chết 393 người, bị thương 1.497 người. So với cùng kỳ năm trước, số người chết tăng thêm 53 người. Năm 2014, TP.HCM xóa được 27 “điểm đen” TNGT, nhưng sang năm 2015 lại phát sinh tám điểm mới và đến nay toàn TP đã tăng lên đến 18 “điểm đen” TNGT.
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng.