Những ví dụ tai hại

04/12/2024 - 17:06

PNO - Có vẻ những minh chứng, so sánh của chị không hề mang lại hiệu quả hay động lực nào, mà trái lại còn khiến chồng chị mất hứng, tổn thương sâu sắc.

N DIỆU THÔNG  Dù cách một cánh cửa, chị vẫn nghe rõ lời chồng nói với bạn qua điện thoại: “Mình có thể im lặng hàng chục phút để nghe vợ khuyên nhủ, tâm sự; nhưng mình sẽ không chịu nổi khi cô ấy bắt đầu đưa ra những ví dụ”.  Chững lại vài phút, chị nhận ra hình như những điều vừa nghe đối với chị cũng rất quen thuộc. Trước đây, chị thường xuyên cập nhật những video chia sẻ về các vấn đề hôn nhân, gia đình của một nữ chuyên gia tâm lý xinh đẹp. Cô ấy là người tích cực, luôn tràn đầy năng lượng và luôn đưa ra những chia sẻ thú vị, hài hước, hay ho. Thế nhưng, có một điểm chị và nhiều người theo dõi khác không thích, đó là vị nữ chuyên gia hay lấy chính đời sống hôn nhân đầy màu hồng của mình ra làm ví dụ. Cô ấy nói: “Trong ứng xử hôn nhân, phụ nữ nên lưu ý 2 điều. Một là thái độ phải luôn rõ ràng, dứt khoát. Hai là lời ăn tiếng nói phải luôn mềm mỏng, nhẹ nhàng. Nếu có đủ 2 điều đó thì người chồng bạn sẽ rất nể nang, tôn trọng. Như tôi đây, tôi nói đi đâu chồng tôi sẽ đi đấy, muốn làm gì chồng cũng không can thiệp”. Chị nghĩ, cuộc hướng dẫn, tư vấn tâm lý của nữ chuyên gia đã có thể hấp dẫn, thành công, mang đến nhiều thiện cảm hơn nếu cô ta không lấy bản thân ra làm ví dụ. Khi chứng tỏ mình là người thuần thục, nổi trội, cô đâu biết, mình đang ngầm “xát muối” vào hoàn cảnh của những người vợ khác không được may mắn như cô. Chồng chị chưa từng nói thẳng là anh không thích so sánh. Anh đã luôn bỏ đi mỗi lần đến đoạn vợ cao hứng dẫn chứng hàng loạt ví dụ: “Ví dụ như anh Tiến, chồng nhỏ Lan, dù lương thấp nhưng bù lại luôn chịu khó phụ vợ làm việc nhà”, “Như anh Toàn hàng xóm, em thấy anh ấy lúc nào cũng nhẹ nhàng, mềm mỏng, chẳng phải đụng tí là quát mắng, la lối con như anh”, “Bác Lai, trưởng khu phố, dù tuổi đã cao nhưng bác ấy rất chịu khó tập thể dục”… Với sự nông cạn và mệt mỏi sẵn có của một người vợ, người mẹ phải lo toan, cáng đáng nhiều đầu việc, chị luôn nóng lòng muốn chồng nhanh chóng điều chỉnh những thói hư, tật xấu. Chị cứ nghĩ, thay vì tỉ tê lý thuyết suông chi cho mệt, cứ việc đưa ra những ví dụ rất cụ thể, sinh động sẽ càng trực quan, khiến chồng dễ dàng đối chiếu mà cấp tốc tỉnh ngộ, con đường hối cải sẽ rút ngắn hơn. Thế nhưng, có vẻ những minh chứng, so sánh của chị không hề mang lại hiệu quả hay động lực nào mà trái lại còn khiến chồng chị mất hứng, tổn thương sâu sắc. Như chị, cả tuần nay tâm trạng cũng ỉu xìu, không buồn gọi điện về cho mẹ. Nội dung cuộc trò chuyện tuần trước vẫn còn hiện rõ trong đầu. Hôm ấy, mẹ chị vừa tham gia bữa tiệc đầy tháng đứa cháu của dì Tư ở làng bên về. Vì điều kiện ở xa, chị chỉ có thể dự tiệc online. Nhìn những bức hình chụp mâm cơm đầy tháng đẹp mắt, ngon lành, nhìn nụ cười rạng rỡ của mọi người có mặt tại buổi tiệc, chị vui lây. Tối đến, chị bấm máy gọi cho mẹ hỏi thăm cụ thể tình hình. Mẹ chị sau một hồi trò chuyện liền chuyển hướng than thở: “Không cần nhìn đâu xa, nhìn gần thôi cũng đã mắc ham. Ví dụ như con cái, cháu chắt nhà dì Tư, đứa nào cũng giỏi giang, giàu có, thỉnh thoảng có tiệc, sẽ luôn ấm cúng, tràn trề”. Nghe mẹ nói, chị đang sôi nổi bỗng chùng xuống buồn bã, cáo bận để kết thúc cuộc nói chuyện rồi từ đó đến nay vẫn chưa gọi lại cho mẹ. Chị chưa thôi ngậm ngùi khi trong từng lời mẹ nói, sự chê bai, thất vọng về con gái hiện lên quá rõ ràng. Có lẽ, việc chị chọn gác máy hay như khi chồng chị chọn bước ra khỏi phòng, rời khỏi cuộc trò chuyện đều giống nhau ở sự kìm nén, tổn thương. Sau này, trong những cuộc nói chuyện với chồng, bạn bè, đồng nghiệp hay bất kỳ ai, chị có thể nói rất nhiều, rất to, nhưng chị sẽ tránh hồn nhiên đưa ra những ví dụ; bởi đi kèm với sự so sánh thường là một nỗi đau. n

Ảnh minh họa

Dù cách một cánh cửa, chị vẫn nghe rõ lời chồng nói với bạn qua điện thoại: “Mình có thể im lặng hàng chục phút để nghe vợ khuyên nhủ, tâm sự; nhưng mình sẽ không chịu nổi khi cô ấy bắt đầu đưa ra những ví dụ”.

Chững lại vài phút, chị nhận ra hình như những điều vừa nghe đối với chị cũng rất quen thuộc.

Trước đây, chị thường xuyên cập nhật những video chia sẻ về các vấn đề hôn nhân, gia đình của một nữ chuyên gia tâm lý xinh đẹp. Cô ấy là người tích cực, luôn tràn đầy năng lượng và luôn đưa ra những chia sẻ thú vị, hài hước, hay ho. Thế nhưng, có một điểm chị và nhiều người theo dõi khác không thích, đó là vị nữ chuyên gia hay lấy chính đời sống hôn nhân đầy màu hồng của mình ra làm ví dụ.

Cô ấy nói: “Trong ứng xử hôn nhân, phụ nữ nên lưu ý 2 điều. Một là thái độ phải luôn rõ ràng, dứt khoát. Hai là lời ăn tiếng nói phải luôn mềm mỏng, nhẹ nhàng. Nếu có đủ 2 điều đó thì người chồng bạn sẽ rất nể nang, tôn trọng. Như tôi đây, tôi nói đi đâu chồng tôi sẽ đi đấy, muốn làm gì chồng cũng không can thiệp”.

Chị nghĩ, cuộc hướng dẫn, tư vấn tâm lý của nữ chuyên gia đã có thể hấp dẫn, thành công, mang đến nhiều thiện cảm hơn nếu cô ta không lấy bản thân ra làm ví dụ. Khi chứng tỏ mình là người thuần thục, nổi trội, cô đâu biết, mình đang ngầm “xát muối” vào hoàn cảnh của những người vợ khác không được may mắn như cô.

Chồng chị chưa từng nói thẳng là anh không thích so sánh. Anh đã luôn bỏ đi mỗi lần đến đoạn vợ cao hứng dẫn chứng hàng loạt ví dụ: “Ví dụ như anh Tiến, chồng nhỏ Lan, dù lương thấp nhưng bù lại luôn chịu khó phụ vợ làm việc nhà”, “Như anh Toàn hàng xóm, em thấy anh ấy lúc nào cũng nhẹ nhàng, mềm mỏng, chẳng phải đụng tí là quát mắng, la lối con như anh”, “Bác Lai, trưởng khu phố, dù tuổi đã cao nhưng bác ấy rất chịu khó tập thể dục”…

Với sự nông cạn và mệt mỏi sẵn có của một người vợ, người mẹ phải lo toan, cáng đáng nhiều đầu việc, chị luôn nóng lòng muốn chồng nhanh chóng điều chỉnh những thói hư, tật xấu. Chị cứ nghĩ, thay vì tỉ tê lý thuyết suông chi cho mệt, cứ việc đưa ra những ví dụ rất cụ thể, sinh động sẽ càng trực quan, khiến chồng dễ dàng đối chiếu mà cấp tốc tỉnh ngộ, con đường hối cải sẽ rút ngắn hơn.

Thế nhưng, có vẻ những minh chứng, so sánh của chị không hề mang lại hiệu quả hay động lực nào mà trái lại còn khiến chồng chị mất hứng, tổn thương sâu sắc.

Như chị, cả tuần nay tâm trạng cũng ỉu xìu, không buồn gọi điện về cho mẹ. Nội dung cuộc trò chuyện tuần trước vẫn còn hiện rõ trong đầu. Hôm ấy, mẹ chị vừa tham gia bữa tiệc đầy tháng đứa cháu của dì Tư ở làng bên về. Vì điều kiện ở xa, chị chỉ có thể dự tiệc online. Nhìn những bức hình chụp mâm cơm đầy tháng đẹp mắt, ngon lành, nhìn nụ cười rạng rỡ của mọi người có mặt tại buổi tiệc, chị vui lây. Tối đến, chị bấm máy gọi cho mẹ hỏi thăm cụ thể tình hình. Mẹ chị sau một hồi trò chuyện liền chuyển hướng than thở: “Không cần nhìn đâu xa, nhìn gần thôi cũng đã mắc ham. Ví dụ như con cái, cháu chắt nhà dì Tư, đứa nào cũng giỏi giang, giàu có, thỉnh thoảng có tiệc, sẽ luôn ấm cúng, tràn trề”.

Nghe mẹ nói, chị đang sôi nổi bỗng chùng xuống buồn bã, cáo bận để kết thúc cuộc nói chuyện rồi từ đó đến nay vẫn chưa gọi lại cho mẹ. Chị chưa thôi ngậm ngùi khi trong từng lời mẹ nói, sự chê bai, thất vọng về con gái hiện lên quá rõ ràng.

Có lẽ, việc chị chọn gác máy hay như khi chồng chị chọn bước ra khỏi phòng, rời khỏi cuộc trò chuyện đều giống nhau ở sự kìm nén, tổn thương. Sau này, trong những cuộc nói chuyện với chồng, bạn bè, đồng nghiệp hay bất kỳ ai, chị có thể nói rất nhiều, rất to, nhưng chị sẽ tránh hồn nhiên đưa ra những ví dụ; bởi đi kèm với sự so sánh thường là một nỗi đau.

Diệu Thông

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI