Những trải nghiệm tại Châu Đốc đầu năm mới

02/02/2025 - 07:19

PNO - Đến Châu Đốc dịp tết, ngoài hành hương đến miếu bà Chúa Xứ, bạn có thể lang thang trên các con đường nhỏ, cảm nhận sự yên bình của địa danh này.

Thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, nằm bên bờ sông Hậu. Là thành phố giáp biên giới, cách thủ đô Phnom Penh (Campuchia) 150 km về phía tây. Cùng với thành phố Long Xuyên, Châu Đốc là một trong hai thành phố của tỉnh An Giang. Có vị trí khá quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Châu Đốc còn có Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên đi Campuchia. Nếu như trước đây đa số du khách biết đến Châu Đốc vì có Miếu Bà Chúa Xứ là điểm hành hương linh thiêng. Thì ngày nay, du lịch Châu Đốc được biết đến với nhiều điều tuyệt vời khác như cảnh quan tươi đẹp hữu tình, kinh tế và du lịch phát triển, văn hóa đa dạng.
TP Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, là thành phố giáp biên giới. Nếu như trước đây, nhắc đến Châu Đốc, người ta nghĩ ngay đến miếu bà Chúa Xứ, núi Sam... thì hiện nay, thành phố này đã mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đa chiều và thú vị.
Di chuyển: Phương tiện di chuyển đến Châu Đốc  Để di chuyển đến Châu Đốc, bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau tùy thuộc vào vị trí xuất phát của bạn:  Xe khách Nhiều nhà xe chạy tuyến từ TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh khác đến Châu Đốc. Thời gian di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh khoảng 6-7 giờ xe chạy. Một số nhà xe uy tín dành cho du khách di chuyển từ Hồ Chí Minh đến Châu Đốc:
Từ TPHCM - Châu Đốc bằng xe khách, xe ô tô cá nhân, xe máy... Tùy phương tiện, thời gian di chuyển sẽ từ 6-10 tiếng. Giá vé xe khách từ 450.000 đồng/người/chiều. Nếu di chuyển bằng xe khách, đến Châu Đốc, bạn có thể thuê xe ôm, xe máy hay taxi di chuyển đến các điểm tham quan.
Ở đâu? Tùy địa điểm tham quan và lịch trình, bạn có thể chọn lưu trú tại trung tâm TP Châu Đốc hay các huyện lân cận. Dịch vụ lưu trú tại Châu Đốc khá phát triển, bạn có thể thuê nhà nghỉ, homestay hay resort... Giá lưu trú từ 300.000 đồng/đêm - Ảnh: Victoria Châu Đốc
Ở đâu? Tùy địa điểm tham quan và lịch trình, bạn có thể chọn lưu trú tại trung tâm TP Châu Đốc hay các huyện lân cận. Dịch vụ lưu trú tại Châu Đốc khá phát triển, bạn có thể thuê nhà nghỉ, homestay hay resort... Giá lưu trú từ 300.000 đồng/đêm - Ảnh: Victoria Châu Đốc
Ăn gì? Danh sách món ngon nên thưởng thức tại Châu Đốc gồm bún cá, bún mắm, cơm tấm, bò cạp 7 núi, các món ngon từ bò. Sản vật mua về gồm các loại mắm, tung lò mò...
Ăn gì? Danh sách món ngon nên thưởng thức tại Châu Đốc gồm bún cá, bún mắm, cơm tấm, bò cạp Bảy Núi, các món ngon từ bò. Sản vật mua về gồm các loại mắm, tung lò mò... - Ảnh: Trangpinkyy
Chơi đâu? Viếng miếu Bà Chúa Sứ: - Ảnh: Tinh Huỳn
Chơi đâu? Viếng miếu Bà Chúa Xứ: Miếu bà Chúa Xứ là một trong những điểm hành hương nổi tiếng và là nơi cầu an, cầu may cho người dân địa phương, du khách gần xa. Viếng miếu bà Chúa Xứ, ngoài chiêm bái bà, du khách còn có thể tham quan, khám phá quần thể chùa miếu nổi tiếng, hay tản bộ khám phá núi Sam - Ảnh: Tinh Huỳnh
Làng Chăm Châu Giang   Du khách qua phà Châu Giang để đến với Cồn Tiên. Nơi có cộng đồng người Chăm sinh sống tại An Giang. Làng bình yên với những thánh đường Hồi giáo cùng nhiều ngôi nhà sàn truyền thống độc đáo. Đến với làng Chăm, du khách có dịp hiểu biết thêm về văn hóa, sản phẩm dệt thủ công. Thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo nơi đây.
Làng Chăm Châu Giang (Cồn Tiên) bình yên với những thánh đường Hồi giáo cùng nhiều ngôi nhà sàn truyền thống độc đáo.
Làng Chăm Châu Giang   Du khách qua phà Châu Giang để đến với Cồn Tiên. Nơi có cộng đồng người Chăm sinh sống tại An Giang. Làng bình yên với những thánh đường Hồi giáo cùng nhiều ngôi nhà sàn truyền thống độc đáo. Đến với làng Chăm, du khách có dịp hiểu biết thêm về văn hóa, sản phẩm dệt thủ công. Thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo nơi đây.
Đến đây, bạn có thể tìm hiểu về văn hóa, sản phẩm dệt thủ công, thưởng thức món ăn đặc trưng.
Kênh Vĩnh Tế  Kênh Vĩnh Tế  Với chiều dài gần 90km nối liền Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên. Kênh được hoàn thành trong 5 năm từ 1819 đến 1824. Kênh đào được thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông Thoại Ngọc Hầu cùng người dân địa phương bằng các công cụ thô sơ và chủ yếu là tay.
Kênh Vĩnh Tế dài gần 90km, nối Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên được hoàn thành trong 5 năm từ 1819 đến 1824. Kênh đào được thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông Thoại Ngọc Hầu và được đào bằng các dụng cụ thô sơ.
Kênh Vĩnh Tế  Kênh Vĩnh Tế  Với chiều dài gần 90km nối liền Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên. Kênh được hoàn thành trong 5 năm từ 1819 đến 1824. Kênh đào được thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông Thoại Ngọc Hầu cùng người dân địa phương bằng các công cụ thô sơ và chủ yếu là tay.
Đến với kênh Vĩnh Tế, du khách sẽ được ngắm vẻ đẹp của những chiếc thuyền di chuyển tấp nập, những hình ảnh nên thơ của người dân thả lưới hay ngủ trưa trong nhà bè nuôi cá...
1.1 Cánh đồng thốt nốt An Giang nằm ở đâu?  Thốt nốt là một loại cây trồng đặc trưng của người dân An Giang. Cây thốt nốt gắn liền với đời sống sinh hoạt của nhiều người dân địa phương, nổi tiếng nhất là ở vùng  Thất Sơn - Bảy Núi thuộc địa phận huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Những buổi chiều tà, những lúc bình minh lên, Cánh đồng thốt nốt An Giang trở nên đẹp và xanh mát hơn bao giờ hết. Không chỉ thế, cây thốt nốt còn là loại cây ăn quả, nguyên liệu sản xuất đường của địa phương này.     1.2 Thời điểm lý tưởng để du lịch đến Cánh đồng thốt nốt  An Giang nằm gần xích đạo nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết tại địa phương này được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mỗi mùa An Giang lại mang một nét đẹp riêng, đang chờ đón bạn khám phá.   Theo kinh nghiệm khám phá Cánh đồng thốt nốt An Giang của nhiều người, bạn nên du lịch đến địa phương này vào mùa nước nổi. Đây là khoảng thời gian được đánh giá là đẹp nhất trong năm. Bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11, An Giang lại chìm trong biển nước mênh mông, khung cảnh thiên nhiên lãng mạn hơn, giúp bạn dễ dàng cảm nhận cuộc sống của người dân miền Nam Bộ.

Cánh đồng Tà Pạ cách thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) khoảng 1km. Đến với địa danh này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của những cây thốt nốt tuyệt đẹp soi bóng trên những ruộng lúa xanh mát mắt.

1.1 Cánh đồng thốt nốt An Giang nằm ở đâu?  Thốt nốt là một loại cây trồng đặc trưng của người dân An Giang. Cây thốt nốt gắn liền với đời sống sinh hoạt của nhiều người dân địa phương, nổi tiếng nhất là ở vùng  Thất Sơn - Bảy Núi thuộc địa phận huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Những buổi chiều tà, những lúc bình minh lên, Cánh đồng thốt nốt An Giang trở nên đẹp và xanh mát hơn bao giờ hết. Không chỉ thế, cây thốt nốt còn là loại cây ăn quả, nguyên liệu sản xuất đường của địa phương này.     1.2 Thời điểm lý tưởng để du lịch đến Cánh đồng thốt nốt  An Giang nằm gần xích đạo nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết tại địa phương này được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mỗi mùa An Giang lại mang một nét đẹp riêng, đang chờ đón bạn khám phá.   Theo kinh nghiệm khám phá Cánh đồng thốt nốt An Giang của nhiều người, bạn nên du lịch đến địa phương này vào mùa nước nổi. Đây là khoảng thời gian được đánh giá là đẹp nhất trong năm. Bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11, An Giang lại chìm trong biển nước mênh mông, khung cảnh thiên nhiên lãng mạn hơn, giúp bạn dễ dàng cảm nhận cuộc sống của người dân miền Nam Bộ.
Lưu ý, mỗi thời điểm trong ngày, cánh đồng Tà Pạ sẽ có vẻ đẹp khác nhau. Nếu vào thời điểm mặt trời mọc, cả cánh đồng mang vẻ tươi mới đầy sức sống thì dưới ánh màu rực rỡ của hoàng hôn, nơi này đẹp ma mị và huyền ảo.
Để đến Chùa bánh xèo, từ trung tâm TPHCM, xe chúng tôi di chuyển về thành phố Châu Đốc, sau đó, đi tiếp theo QL91C và QL91. Nếu sợ lạc đường, bạn có thể tham khảo Google Maps hay hỏi người dân địa phương. Nếu đi xe khách, khi đến Châu Đốc, bạn có thể gọi xe ôm đến chùa.  Thiền viện Đông Lai nằm dưới chân núi Cậu và được xây dựng theo kiến trúc phái thiền Trúc Lâm. Theo lời anh Vinh, hướng dẫn viên (kiêm người nhà), thiền viện được xây dựng từ năm 1999, do Hòa thượng Thích Thiện Chí làm trụ trì. Ban đầu, sư thầy trong chùa đổ bánh xèo để chiêu đãi phật tử viếng chùa, người nghèo và dân lao động quanh đó. Sau, nhiều người nghe tiếng tìm đến nên hiện mọi khách viếng chùa, nếu muốn đều có thể thưởng thức bánh xèo miễn phí.  Khu vực thưởng thức bánh xèo thuộc dãy nhà sau của chùa, nơi có khoảng 20 chiếc bàn inox, một chiếc tủ đựng rau, những chồng đĩa nhựa (và một người quản lý tủ - người phụ xếp rau, xếp đĩa). Khách sau khi vãn cảnh chùa, muốn thưởng thức bánh xèo, có thể bước sang khu vực này, lấy đĩa, đứng xếp hàng gần giàn bếp, đầu bếp sẽ cho bánh chín nóng hổi vào đĩa. Sau khi có bánh, mỗi người tự tìm chỗ ngồi, tự phục vụ rau, nước mắm, nước uống.  Khi tôi đến, có khoảng 2 giàn bếp đất nung xếp thành hình bán nguyệt (khoảng 30 khuôn) do ba người đàn ông đứng bếp đang đỏ lửa. Bánh xèo tại đây là bánh xèo kiểu miền Nam, được đổ trong chảo gang.  Bột bánh xèo được làm từ bột gạo pha nước dừa. Nhân bánh tùy thời điểm sẽ được thêm một vài đặc sản (như bông điên điển mùa nước nổi), còn thường sẽ có đậu xanh nguyên hạt, tàu hũ, giá đỗ, có thêm nấm mèo, củ sắn xắt sợi… và rau sống ăn kèm. Theo người tình nguyện khu vực tủ rau, tất cả nguyên liệu của món ăn đều do người dân và phật tử mang đến.
Thưởng thức bánh xèo chay ở thiền viện Đông Lai: Thiền viện Đông Lai nằm dưới chân núi Cậu và được xây dựng theo kiến trúc phái thiền Trúc Lâm. Ban đầu, sư thầy trong chùa đổ bánh xèo để chiêu đãi phật tử viếng chùa, người nghèo và dân lao động quanh đó. Sau, nhiều người nghe tiếng tìm đến nên hiện mọi khách viếng chùa, nếu muốn đều có thể thưởng thức bánh xèo miễn phí.
Để đến Chùa bánh xèo, từ trung tâm TPHCM, xe chúng tôi di chuyển về thành phố Châu Đốc, sau đó, đi tiếp theo QL91C và QL91. Nếu sợ lạc đường, bạn có thể tham khảo Google Maps hay hỏi người dân địa phương. Nếu đi xe khách, khi đến Châu Đốc, bạn có thể gọi xe ôm đến chùa.  Thiền viện Đông Lai nằm dưới chân núi Cậu và được xây dựng theo kiến trúc phái thiền Trúc Lâm. Theo lời anh Vinh, hướng dẫn viên (kiêm người nhà), thiền viện được xây dựng từ năm 1999, do Hòa thượng Thích Thiện Chí làm trụ trì. Ban đầu, sư thầy trong chùa đổ bánh xèo để chiêu đãi phật tử viếng chùa, người nghèo và dân lao động quanh đó. Sau, nhiều người nghe tiếng tìm đến nên hiện mọi khách viếng chùa, nếu muốn đều có thể thưởng thức bánh xèo miễn phí.  Khu vực thưởng thức bánh xèo thuộc dãy nhà sau của chùa, nơi có khoảng 20 chiếc bàn inox, một chiếc tủ đựng rau, những chồng đĩa nhựa (và một người quản lý tủ - người phụ xếp rau, xếp đĩa). Khách sau khi vãn cảnh chùa, muốn thưởng thức bánh xèo, có thể bước sang khu vực này, lấy đĩa, đứng xếp hàng gần giàn bếp, đầu bếp sẽ cho bánh chín nóng hổi vào đĩa. Sau khi có bánh, mỗi người tự tìm chỗ ngồi, tự phục vụ rau, nước mắm, nước uống.  Khi tôi đến, có khoảng 2 giàn bếp đất nung xếp thành hình bán nguyệt (khoảng 30 khuôn) do ba người đàn ông đứng bếp đang đỏ lửa. Bánh xèo tại đây là bánh xèo kiểu miền Nam, được đổ trong chảo gang.  Bột bánh xèo được làm từ bột gạo pha nước dừa. Nhân bánh tùy thời điểm sẽ được thêm một vài đặc sản (như bông điên điển mùa nước nổi), còn thường sẽ có đậu xanh nguyên hạt, tàu hũ, giá đỗ, có thêm nấm mèo, củ sắn xắt sợi… và rau sống ăn kèm. Theo người tình nguyện khu vực tủ rau, tất cả nguyên liệu của món ăn đều do người dân và phật tử mang đến.
Bánh xèo tại đây là bánh xèo kiểu miền Nam, được đổ trong chảo gang ăn kèm rau sống. Theo chia sẻ của các tình nguyện viên, tất cả nguyên liệu của bánh xèo đều do người dân và phật tử mang đến.
1
Lang thang các vùng ven, nhất là khu vực quanh các ngôi chùa nổi tiếng, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những vị sư thầy đi khất thực hay dạy chữ cho trẻ con trong vùng.
3
Ngắm hàng ngàn con vịt đủng đỉnh đi ăn...

Huỳnh Hằng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI