Những 'thiên thần' của Ingmar Bergman

06/02/2018 - 15:48

PNO - Nếu sống trong thời đại này, có lẽ Ingmar Bergman đã trở thành một trong những cái tên nằm trong danh sách đen của phong trào #MeToo, đặc biệt là khi mối quan hệ giữa Harriet Anderson và Bergman.

Dẫu gặt hái thành công vang dội và tiếng tăm lẫy lừng từ những bộ phim của Ingmar Bergman nhưng không phải “thiên thần” nào của đạo diễn thiên tài này cũng tỏ sự biết ơn đến ông. Vì sao lại có chuyện ngược đời đến như vậy?  

Năm 1971, Ingmar Bergman hoàn thành bộ phim tiếng Anh đầu tay mang tên The Touch. Trong đó, nam tài tử Elliott Gould vào vai một nhà khảo cổ người Mỹ sinh sống tại Thụy Điển, yêu một cô gái xinh đẹp nhưng rắc rối do Bibi Andersson – một “nàng thơ” của Bergm – thủ vai. Trong đợt quảng bá phim, Bergman và Andersson đã cùng nhau xuất hiện trên chương trình Dick Cavett Show của Mỹ. Sự tham gia vào chương trình này của Bergman khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, bởi tính chất chương trình và phong cách của vị đạo diễn này có thể ví như hai đường thẳng song song.

Nhung 'thien than' cua Ingmar Bergman
Liv Ullmann và Bibi Andersson, từng vào vai những “nữ thần” của bộ phim bi nổi tiếng Persona (1966)

Trong khi nữ minh tinh tỏ ra e dè, im lặng thì Bergman lại khá thoải mái: “Tôi cho rằng diễn xuất là một công việc rất đặc biệt với nữ giới. Ở lĩnh vực diễn xuất, phụ nữ có vẻ ‘trội’ hơn nam giới. Tôi nghĩ phụ nữ, đặc biệt là trong ngành giáo dục, thường thích nhìn ngắm bản thân ở trong gương hơn là qua con mắt của khán giả hay qua màn ảnh. Ngược lại, khi đứng trước gương, đàn ông thường cảm thấy hơi xấu hổ. Anh ta sẽ nhìn vào bộ quần áo mình đang mặc, rồi đến mái tóc và dừng lại ở gương mặt. Một phụ nữ được giáo dục tốt sẽ không thấy xấu hổ khi nhìn lại hình ảnh của mình”.

 #MeToo là phong trào vừa được khởi phát mạnh mẽ ở Hollywood, nhằm vạch trần và chống những kẻ lạm dụng, quấy rối tình dục trong ngành giải trí.

Bergman có thực sự ngây thơ đến mức nghĩ rằng đó là sự thật? Có phải ông thực sự cho rằng chỉ những người đàn ông có tuổi, hói đầu mới luôn cảm thấy mặc cảm khi nhìn vào gương, và rằng tất cả phụ nữ trên đời này đều tuyệt mỹ tựa nữ thần như các “thiên thần” trong vũ trụ phim do ông tạo ra? Hay việc ông sử dụng phụ nữ và các nhân vật nữ nói chung chính là cách tâng bốc chứng ái kỷ và nỗi lo lắng của bản thân?  

Nhung 'thien than' cua Ingmar Bergman
Nữ diễn viên Liv Ullmann trong phim Cries and Whispers

Năm 1983, Bergman làm một bộ phim ngắn mang tên Karin’s Face về những bức ảnh gia đình của Karin – tên mẹ ông, cũng là cái tên thường xuyên được ông sử dụng cho nhân vật của mình. Một cách giải thích theo học thuyết Freud về hình tượng phụ nữ do Bergman xây dựng là dựa trên sự cám dỗ - mặc dù bản thân Bergman gần như là một người theo học thuyết Freud song song, lấn át cả xu hướng thần thoại hiện đại của ông, vốn luôn xoay quanh đề tài rối loạn tình dục và bi kịch gia đình.

Bergman – bậc thầy vĩ đại của những vần thơ đậm những hoài nghi, đức tin, tình yêu, đam mê thể xác và sự im lặng của Chúa trời – chào đời cách đây 100 năm. Được đánh giá là sở hữu sự nghiêm túc và cân bằng của hai nhà soạn kịch tài ba - August Strindberg và Henrik Ibsen - nhưng ít ai biết rằng Bergman từng là một cậu bé hài hước và vui vẻ. Lễ kỷ niệm 100 năm ngày mất của Bergman được tổ chức long trọng bằng việc chiếu lại những bộ phim của ông tại liên hoan phim BFI London. Đây là cơ hội để thế hệ sau có thể hiểu cái cách phim của Bergman biến tên tuổi một loạt các nữ minh tinh nữ thời ấy trở thành huyền thoại.

Những người phụ nữ này biết rằng mình đang dấn thân vào một mối quan hệ công việc đầy căng thẳng và gần gũi, đến độ, đôi khi trở thành mối quan hệ xác thịt. Bergman đã kết hôn năm lần và toàn bộ khoản thu nhập của ông hầu như chỉ dành cho việc nuôi con. Không ít sao nữ nhận ra ông là một kẻ luôn xâm phạm và áp bức. Nếu sống trong thời đại này, có lẽ ông đã trở thành một trong những cái tên nằm trong danh sách đen của phong trào #MeToo, đặc biệt là khi mối quan hệ giữa Harriet Anderson và Bergman bắt đầu ngay sau khi cô đến “uống trà riêng” trong văn phòng của ông.

Nhung 'thien than' cua Ingmar Bergman
Đạo diễn Ingmar Bergman trên phim trường vào những năm 1960

Người mang Bergman đến gần hơn với đối tượng khán giả ở các quốc gia nói tiếng Anh không ai khác chính là Woody Allen. Ảnh hưởng bởi Bergman, Allen dành một sự yêu mến đặc biệt, đến mức tôn thờ những người phụ nữ và fetish hóa phụ nữ, tựa như cách Monet “ám ảnh” với hoa lyly trong các tác phẩm của mình. Nhìn nhận một cách khách quan, Bergman không hề chịu sự ám ảnh với những cô gái trẻ nặng nề như Allen. Điều này được thể hiện qua bộ phim Autumn Sonata (1978) với sự tham gia của hai nữ diễn viên Ingrid Bergman và Liv Ullmann, về một người cha dượng lạm dụng tình dục cô con gái của vợ.

Một cách tuyển chọn diễn viên rất Bergman chính là chọn các cặp chị em ruột hoặc những người có nhiều nét tương đồng với nhau. Những “thiên thần” của Bergman thường được đóng khung về ngoại hình, phong cách cũng như diễn xuất theo một cách riêng biệt: tóc vàng, gương mặt khả ái nhưng lại phảng phất một chút khắc khổ hoặc rắn rỏi.

Chẳng hạn như Liv Ullmann và Bibi Andersson, từng vào vai những “nữ thần” của bộ phim bi nổi tiếng Persona (1966). Ullmann vào vai Elisabet Vogler - một diễn viên kịch nhưng từ bỏ sự nghiệp do bị mất khả năng nói từ chứng suy nhược thần kinh, còn Bibi hóa thân thành Alma - một nữ y tá cần mẫn chăm sóc cho Elisabet. Cả hai nữ diễn viên vốn có ngoại hình rất giống nhau, lại ngày một gần gũi, gắn bó nhưng đầy bí ẩn, tựa như luôn cố gắng để “bắt kịp” hình ảnh của đối phương trong tấm gương do chính Bergman khéo léo tạo ra.

Trong bộ phim Cries and Whispers (1972), Ullmann, Harriet Andersson và Ingrid Thulin lần lượt thủ vai Agnes, Maria và Karin - ba chị em ruột sống vào đầu thế kỷ 20. Khi Agnes đang thoi thóp vì căn bệnh ung thư thì hai người em trở về nhà chăm sóc cô, nhưng thật ra là để trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân đổ vỡ, ngày ngày nội tâm bị giằng xé bởi sự căm ghét bản thân, mặc cảm tội lỗi và cả tuyệt vọng.

Maria và Karin cực kì phẫn uất khi chứng kiến cảnh cô hầu Anna, do Kari Sylwan thủ vai, người có mối quan hệ thân thiết và đầy mờ ám với Agnes, leo lên giường của Agnes và ôm cơ thể đang chết dần của cô chủ - cũng chính là tình nhân. Hình ảnh này đã gợi lên một sự đau đớn xen lẫn ham muốn tình dục từ mối quan hệ bất ngờ này.

Mặc dù từng thủ vai chính trong bộ phim trước đó của Bergman mang tên Wild Strawberries, cảnh nhân vật của Thulin dùng mảnh kính vỡ để tự sát lại bị đánh giá là giả tạo và kịch hóa. Tuy nhiên, kì lạ là, chính phong cách “làm như không làm”, nửa đùa nửa thật này của Bergman lại mang lại thành công không nhỏ khi nhà soạn kịch hậu bối Michael Haneke áp dụng vào tác phẩm The Piano Teacher của ông, cụ thể là vai của nữ diễn viên Isabelle Huppert.

Nhung 'thien than' cua Ingmar Bergman
Nữ diễn viên Gunnel Lindblom trong phim The Silence

Bộ phim này có nội dung tương tự như cuốn The Silence (1963), kể về hai chị em đi du lịch đến một đất nước châu Âu hư cấu, sống trong lòng một cuộc nổi dậy kiểu Hungary với những chiếc xe tăng luôn túc trực trên đường phố. Anna (do Gunnel Lindblom thủ vai) là người em gái, đồng thời là một người mẹ độc thân có một cậu con trai nhỏ. Cảnh phim đầu tiên – cảnh cận gương mặt của Anna khi đang ngồi trên tàu thật sự là một kiệt tác khi phơi bày sự trống rỗng, vô hồn, bất động tựa một xác chết do chịu đựng sự chán ghét, oán hận với người chị gái trí thức của mình.

Ester, tiếp tục do Ingrid Thulin thủ vai, nửa không tán thành, nửa bị lôi cuốn vào những cuộc phiêu lưu tình ái của Anna. Trong cảnh nhân vật này thủ dâm trên giường, những tiếng rên rỉ vui sướng được Bergman gợi lên hệt như tiếng rên rỉ đau đớn, bởi bản thân Ester là một người luôn đau ốm. Thanh âm này cô độc tựa như tiếng khóc và thầm thì của nhân vật Agnes, và đó là cách Bergman khuếch đại và  phức tạp hóa về tuyên ngôn tình dục của mình. Có lẽ Bergman chỉ có thể khắc họa nhân vật trọn vẹn nhất trong bối cảnh đau khổ, trừng phạt.

Nhung 'thien than' cua Ingmar Bergman
Harriet Andersson và Lars Ekborg trong một cảnh phim Summer With Monika

Bergman nổi danh với những cảnh quay cận lột tả mọi cảm xúc sâu thẳm nhất trên gương mặt của các nữ diễn viên. Nổi nhất trong số đó là Harriet Andersson - người tình cũ của Bergman – một sức hút khó cưỡng! Trong bộ phim Summer With Monika (1953) – một bộ phim pha trộn giữa phong cách Pháp và Anh, Andersson vào vai Monika – một cô gái vô tư nhưng luôn phải nhún nhường chịu đựng nạn quấy rối tình dục nơi công sở. Cô yêu Harry - một chàng trai trẻ đã cướp lấy trái tim cô vào một ngày hè đầy nắng trên chiếc mô tô lãng tử của mình. Do Monika lỡ mang thai, họ vội vã cưới nhau để rồi rơi vào bi kịch của một cuộc hôn nhân ngắn ngủi, không hạnh phúc.

Bộ phim gây ấn tượng mạnh mẽ với những cảnh bơi lội đầy táo bạo của nữ diễn viên Andersson. Và đáng chú ý nhất có thể nói là cảnh Monika phân vân khi sắp lừa dối chồng mình vì cơn say nắng với một người đàn ông lạ mặt tại quán bar. Tất cả được lột tả bằng một cảnh quay cận với gương mặt của Andersson gần lấp hết màn hình, ánh mắt nhìn thẳng vào ống kính, với một chút thách thức, một chút khinh thường. Toàn bộ ý đồ của bộ phim có thể được thu nhỏ trong hình ảnh mạnh mẽ, đầy ấn tượng ấy. Dẫu biết Bergman luôn tạo ra sức ép và giữ thái độ cương quyết đối với các “thiên thần” của mình, nhưng không ai khác có thể mang đến cho Andersson một khoảnh khắc đầy vinh quang như vậy.

Một trong những ngôi sao hiếm hoi vượt khỏi cái khuôn do Bergman nhào nặn là Eva Dahlbeck - thanh lịch, dí dỏm, đẳng cấp, một người được đánh giá là quá tài năng để bị đóng khung trong hình mẫu người đẹp gợi cảm, bí ẩn nhưng đau buồn của Bergman. Bà có lẽ là “thiên thần” tươi sáng, vui vẻ nhất với vai diễn trong vở hài kịch lãng mạn A Lesson In Love (1954). Về cơ bản, có thể coi đây là The Philadelphia Story của riêng Bergman, xoay quanh chuyện tái hôn với Dahlbeck vào vai của Katherine Hepburn, còn Gunnar Björnstrand vào vai của Cary Grant.

Nhung 'thien than' cua Ingmar Bergman
Nữ diễn viên Eva Dahlbeck trong phim Smiles of a Summer Night

Có lẽ sự tôn sùng nữ giới của Bergman bắt nguồn từ sự hoài nghi về tôn giáo của ông: một khi không tin vào Chúa cũng như hình ảnh kém hoàn hảo của bản thân trong gương, ông quay sang tôn sùng những hình ảnh về vẻ đẹp của người phụ nữ, nơi chẳng có bất kì một tranh cãi nào về sự ưu việt này. Đây là một loại chân lý tôn giáo mà tự thân nó luôn sản xuất ra nỗi đau cho chính mình.

Liệu có phải Bergman được gợi cảm hứng từ vở kịch A Dream của August Strindberg, kể về Agnes - con gái của một vị thần đi xuống trái đất để nghiên cứu về nhân loại, để rồi nảy sinh sự đồng cảm và trở thành chứng nhân cho nỗi đau của con người? Trong bộ phim Fanny và Alexander (1982) của Bergman từng nhắc đến nhà biên kịch này. Vào những phút cuối, một nữ diễn viên ngỏ ý mời mẹ chồng mình - một cựu minh tinh, tham gia vào vở kịch này. Đáp lại, bà chỉ cười và chế nhạo: “Cái tay sợ phụ nữ bẩn thỉu ấy đấy à!”

Thật sự, Bergman không phải là “một tay sợ phụ nữ”. Nhưng cuối cùng rồi, phụ nữ vẫn luôn là một bí ẩn đối với ông, và điều này đã dẫn đến một sự tôn sùng tuyệt đối. Bất kể sự thật có như thế nào, có một điều không thể phủ nhận được: Ingmar Bergman đã tạo ra những vai diễn lớn, tuyệt vời nhất cho nữ giới trong lịch sử điện ảnh.

Ryan Luu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI