Những tấm thiệp vô hồn

10/03/2015 - 10:49

PNO - PN - Cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam hay dịp Tết, không biết bao nhiêu thầy cô giáo lại nhận được những tấm thiệp vô hồn.

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhung tam thiep vo hon

Nguồn ảnh minh họa: internet.

Thế nào là một tấm thiệp vô hồn? Vì sao lại có những tấm thiệp vô hồn ấy? Điều đó không khó trả lời đối với nhiều bậc phụ huynh.

Thứ nhất, tấm thiệp vô hồn là tấm thiệp với những dòng chữ phụ huynh viết cho có kèm theo quà tặng mà một số phụ huynh nghĩ rằng tặng quà là do trách nhiệm chứ không phải mang ý nghĩa tôn sư trọng đạo. Họ tặng quà nhưng không phải từ tấm lòng chân thành của mình dành cho giáo viên. Nhiều người nghĩ rằng, giáo viên chỉ cần quà tặng chứ không quan tâm đến tấm thiệp.

Thứ hai, đó là tấm thiệp trống trơn, không có một chữ viết nào của học sinh hay phụ huynh. Trong tấm thiệp, phụ huynh bỏ vào đó ít tiền coi như là quà tặng, coi như là làm tròn nhiệm vụ. Loại thiệp thứ hai này càng đáng buồn hơn.

Người ta thường nói: “Quà tặng không bằng cách tặng”. Đúng như thế, đôi lúc món quà không có giá trị lớn về vật chất nhưng cách tặng, tình cảm của người tặng vẫn có giá trị gấp nhiều lần so với giá trị vật chất.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, cái gì cũng có mặt trái của nó. Có những trường hợp, chính thầy cô giáo đã gợi ý cho học sinh tặng những món quà có giá trị vật chất, kể cả “phong bì”. Mặc dù đó là số ít nhưng nó cũng ảnh hưởng rất lớn. Đó là sự thật.

Xem toàn bộ diễn đàn "Giáo dục trong mắt tôi" tại đây.

Thiết nghĩ, những ngày lễ tết, học sinh và các bậc phụ huynh, hoặc là tặng quà cho thầy cô bằng tình cảm chân thành, hoặc đừng tặng gì hết. Tặng những món quà có giá trị vật chất nhưng không có ý nghĩa về mặt tình cảm, sự tôn trọng thì sẽ làm tổn thương những giáo viên chân chính. Đừng tặng giáo viên bằng những món quà vật chất trong đó có những tấm thiệp vô hồn kèm theo những món quà chỉ mang đơn thuần giá trị vật chất.

Về phía thầy cô (tuy là số ít), đừng gợi ý cho học sinh về vấn đề quà tặng, để giữ nét đẹp của nhà giáo. Đã chọn nghề giáo là chọn sự nghiệp trồng người, dẫu biết rằng nghề giáo nhiều trăn trở, đồng lương chưa tương xứng với công việc của mình.

THÁI HOÀNG (Q.Tân Phú, TP.HCM)

Thông qua những trải nghiệm, chứng kiến, suy tư của mình về trường lớp, mối quan hệ thầy - trò, quan hệ giữa các nhà giáo, chương trình dạy - học, chính sách giáo dục, công tác quản lý, sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, sản phẩm giáo dục… hãy viết và gửi bài cho diễn đàn “Giáo dục trong mắt tôi” của phunuonline.com.vn.

Kính mời bạn đọc gửi bài, ý kiến qua các địa chỉ:

- Mở trang chủ phunuonline.com.vn, vào mục Gửi bài ở cuối trang
- Hoặc theo địa chỉ email: xahoi.phunuonline@gmail.com
- Hoặc viết vào phần bình luận phía dưới mỗi bài viết của diễn đàn.

Cuối bài ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản (nếu ở ngoài TP.HCM - để tiện gửi nhuận bút).

Phụ Nữ Online trân trọng cảm ơn sự cộng tác của bạn đọc.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI