Những người ngủ ít dễ bị trầm cảm, lo lắng và kiệt sức sau khi nhiễm COVID-19

02/05/2022 - 06:00

PNO - Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ cho biết những người ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm có nguy cơ phải vật lộn với các tình trạng sức khỏe tâm thần cao hơn 75%.

Một nghiên cứu mới cho thấy những người ngủ không đủ giấc khi bị COVID-19 tấn công có nhiều khả năng bị trầm cảm, lo lắng hoặc cảm thấy kiệt sức. Theo đó, các nhà nghiên cứu Đại học Harvard (Mỹ) phát hiện ra rằng những người ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm có khả năng gặp các vấn đề trên hơn 75% so với những người có giấc ngủ bình thường.

Họ cho biết đây là bằng chứng rõ ràng hơn về vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với việc duy trì sức khỏe tinh thần của con người.

Khoảng 1/3 người Mỹ - hoặc 100 triệu người - phải vật lộn để ngủ đủ giấc mỗi đêm.  Nhưng điều này đã giảm xuống với đợt khóa đầu tiên do mọi người được lệnh dành nhiều thời gian hơn ở nhà, mặc dù hiện nay người ta lo ngại rằng nó sẽ tăng trở lại.
Khoảng 1/3 người Mỹ (khoảng 100 triệu người) phải vật lộn để ngủ đủ giấc mỗi đêm. 

Trong nghiên cứu các nhà khoa học đã theo dõi giấc ngủ của 5.000 người bằng thiết bị đeo tay để theo dõi hoạt động hằng ngày cũng như giấc ngủ của họ từ tháng 1 đến tháng 7/2020.

Những người tham gia hầu hết ở độ tuổi ngoài 30, là những người có thu nhập cao, với hơn 100.000 USD/năm.

Kết quả cho thấy, có 24% những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm bị lo âu hoặc trầm cảm và 36% nói rằng họ phải vật lộn với tình trạng kiệt sức.

Đối với những người ngủ nhiều hơn 7 giờ, các nhà khoa học nhận thấy có 16% bị lo lắng hoặc trầm cảm, trong khi 26% nói rằng họ kiệt sức.

Mark Czeizler, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi không biết mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến giấc ngủ hay giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần - cái nào là quyết định. Nhưng chúng tôi nhận thấy bằng chứng về vai trò quan trọng của giấc ngủ trong thời kỳ đại dịch".

"Nghiên cứu của chúng tôi nói lên tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe tinh thần, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng như hiện nay. Cố gắng ưu tiên giấc ngủ và xây dựng một lịch trình ngủ đều đặn có thể mang lại hiệu quả bảo vệ cho chúng ta trong những khoảng thời gian này", anh nói thêm.

Theo các bác sĩ chuyên về tâm thần thì người lớn nên ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm, ngủ quá ít có nguy cơ khiến suy nghĩ chậm chạp và giảm khả năng chú ý.

Thời gian ngủ đầy đủ là bao nhiêu?

- Mầm non (3-5 tuổi): 10-13 giờ

- Tuổi đi học (6-13 tuổi): 9-11 giờ

- Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ

- Thanh niên (18-25 tuổi) 7-9 giờ

- Người lớn (26-64 tuổi): 7-9 giờ

- Người lớn tuổi (65 trở lên) 7-8 giờ

Nguồn: Sleep Foundation


Thảo Nguyễn (theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI