Những người du mục theo đàn ong, kiếm tiền theo các mùa hoa

01/11/2021 - 13:56

PNO - Vào các mùa hoa, người nuôi ong cũng theo đó mà di cư. Cuộc hành trình hết năm này sang năm khác, tuy rất vất vả nhưng đem lại cho họ một nguồn thu nhập ổn định.

Đi dọc các rừng keo ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ… (Nghệ An) mùa này, không khó để bắt gặp những hộ đang nuôi ong lấy mật dưới tán rừng. Phần lớn những người này đều từ miền Nam “di cư” theo đàn ong mật của mình ra đây.
Đi dọc các rừng keo ở huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ… (Nghệ An) mùa này, không khó để bắt gặp những hộ đang nuôi ong lấy mật dưới tán rừng. Phần lớn những người này đều từ miền Nam. Họ “di cư” theo đàn ong mật của mình đến đây.
Sáng sớm, chị Nguyễn Thị Tuyết (50 tuổi, quê ở tỉnh Đồng Nai) ăn vội bát cơm nguội trong túp lều tạm rồi hun khói mang theo đi kiểm tra từng tổ ong đang miệt mài “nhả mật” dưới tán rừng keo ở xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương.
Sáng sớm, chị Nguyễn Thị Tuyết (50 tuổi, quê ở tỉnh Đồng Nai) ăn vội bát cơm nguội trong túp lều tạm rồi mang theo dụng cụ tạo khói đi kiểm tra từng thùng ong. Hàng triệu con ong đang miệt mài làm mật dưới tán rừng keo ở xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương.
Hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi ong di cư, chị Tuyết cho biết, mùa nào hoa nấy, nên một năm chị phải di chuyển đàn ong ít nhất 3 lần. “Con ong ở đâu thì con người cũng sẽ ở đó. Cứ vài tháng người chăn ong lại di cư theo những mùa hoa. Rồi phải theo sát chúng từng giờ, từng ngày ở những vùng đất mới và chăm sóc chúng kỹ càng như chăm con cháu mình” - chị Tuyết nói.
Hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi ong di cư, chị Tuyết cho biết, mùa nào hoa nấy, nên một năm chị phải di chuyển đàn ong ít nhất 3 lần. Đầu năm là hoa nhãn, hoa mận; giữa năm về các tán rừng keo, cao su, cuối năm lại lên Tây Nguyên để cho ong làm mật từ cây cà phê... “Con ong ở đâu thì con người cũng sẽ ở đó. Cứ vài tháng người nuôi ong lại di cư theo những mùa hoa. Rồi phải theo sát chúng từng giờ, từng ngày ở những vùng đất mới và chăm sóc chúng kỹ càng” - chị Tuyết nói.
Ông Trần Khánh Hồ (quê Đắc Lắc) cho biết, người nuôi ong di cư chính là những người du mục thực thụ. Thông thường mỗi mùa hoa kéo dài khoảng 1 - 2 tháng, người chăn ong cũng sẽ phải xa nhà, xa vợ con, lăn lộn cùng đàn ong với lán, trại ở những nơi không có điện, đầy muỗi, vắt...
Ông Trần Khánh Hồ (quê Đắk Lắk) cho biết, người nuôi ong di cư chính là những người du mục thực thụ. Thông thường mỗi mùa hoa kéo dài khoảng 1 - 2 tháng, người nuôi ong cũng sẽ phải xa nhà, xa vợ con, lăn lộn cùng đàn ong với lán, trại ở những nơi không có điện và đầy muỗi, vắt...
 Hàng trăm thùng nuôi ong được xếp ngay ngắn dưới tán cây keo. Mỗi thùng nuôi ong như thế đều được thiết kế một cửa nhỏ để ong ra vào.
Hàng trăm thùng nuôi ong được xếp ngay ngắn dưới tán cây keo. Mỗi thùng nuôi ong như thế đều được thiết kế một cửa nhỏ để ong ra vào.
Theo ông Hồ, mỗi tổ ong như thế họ phải đầu tư hơn nửa triệu đồng, riêng tiền mua 1 con ong chúa không dưới 6 triệu đồng. Việc nuôi ong du mục thường đi theo nhóm, từ 3, 4 người để hỗ trợ nhau.
Theo ông Hồ, mỗi tổ ong như thế phải đầu tư hơn 500.000 đồng, riêng tiền mua một con ong chúa không dưới 6 triệu đồng. Những người nuôi ong du mục thường đi theo nhóm (từ 3, 4 người) để hỗ trợ nhau.
Ngoài mật hoa, chủ nuôi ong còn dùng bột đậu nành để làm thức ăn bổ sung cho ong. Bột đậu nành rang sẽ được trộn đều với đường và phấn.
Ngoài mật hoa, chủ nuôi ong còn dùng bột đậu nành để làm thức ăn bổ sung cho ong, nhất là vào những ngày mưa. Bột đậu nành rang sẽ được trộn đều với đường và phấn hoa.
Theo chị Tuyết, chu kỳ lấy mật phụ thuộc theo thời tiết, thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày. Với 300 thùng nuôi ong, mỗi lần như thế chị Tuyết có thể thu được hơn 700 lít mật. Mật ong sau khi thu hoạch sẽ có người đến tận nơi mua sỉ với giá hơn 20.000 đồng/ lít, còn bán lẻ cho người dân sẽ có mức giá hơn 50.000 đồng/lít.
Theo chị Tuyết, chu kỳ lấy mật phụ thuộc vào thời tiết, thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày. Với 300 thùng nuôi ong, mỗi lần như thế chị có thể thu được hơn 700 lít mật. Mật ong sau khi thu hoạch sẽ có người đến tận nơi mua sỉ với giá hơn 20.000 đồng/lít, còn bán lẻ cho người dân sẽ có mức giá hơn 50.000 đồng/lít.
Nghề nuôi ong du mục không phải lúc nào cũng thuận lợi. Bởi đây được xem là một nghề tiềm ẩn nhiều may rủi. Gặp địa điểm thuận lợi, nhiều hoa, thời tiết tốt thì người nuôi ong gặp thời.
Nghề nuôi ong du mục không phải lúc nào cũng thuận lợi. Bởi đây được xem là một nghề tiềm ẩn nhiều may rủi. Gặp địa điểm thuận lợi, nhiều hoa, thời tiết tốt, ong không bị bệnh... thì người nuôi ong gặp thời.
Cả thanh xuân gắn bó với nghề nuôi ong du mục, anh Phạm Quang Phố (29 tuổi, quê Bình Thuận) cho biết, thuận lợi thì mỗi tháng họ cũng thu nhập từ 10-15 triệu đồng. Song việc nuôi ong du mục cũng như “đánh bạc với trời”, là cuộc mưu sinh không mệt mỏi để làm nên những giọt mật cho đời. Không chỉ có sức khỏe mà chính họ còn phải nhẫn nại, tỉ mỉ. Biền biệt xa nhà, làm bạn với ong, với núi rừng nơi hẻo lánh, xa xôi
Cả thanh xuân gắn bó với nghề nuôi ong du mục, anh Phạm Quang Phố (29 tuổi, quê Bình Thuận) cho biết, thuận lợi thì mỗi tháng thu nhập từ 10-15 triệu đồng. Song việc nuôi ong du mục là cuộc mưu sinh không mệt mỏi. Người nuôi ong phải là người có sức khỏe, sự nhẫn nại, tỉ mỉ. Ngoài ra còn phải biền biệt xa nhà, làm bạn với ong, với núi rừng nơi hẻo lánh, xa xôi.
Khó khăn nhất của nghề này là người dân không hiểu rõ ong là loài có lợi cho quá trình thụ phấn. Không ít lần anh chứng kiến người dân địa phương đến đập phá các trại ong vì cho rằng ong phá lúa, hoa màu.
Khó khăn nhất của nghề này là người dân không hiểu rõ ong là loài có lợi cho quá trình thụ phấn. Không ít lần anh chứng kiến người dân địa phương đến đập phá các trại ong vì cho rằng ong phá lúa, hoa màu.
Hết mùa hoa, họ lại phải tháo dỡ lán trại, thuê xe di chuyển hàng trăm thùng nuôi ong của mình đi tìm vùng đất mới.
Hết mùa hoa, những người nuôi ong lại phải tháo dỡ lán trại, thuê xe di chuyển hàng trăm thùng nuôi ong của mình đi tìm vùng đất mới.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI