Những người đàn bà góp nhẫn xây nhà

29/08/2024 - 06:09

PNO - Đều đặn sau mỗi mùa lúa, những người đàn bà nhà quê chân lấm tay bùn lại đeo lên tay vài chỉ vàng mới toanh vừa sắm được. Họ đi đến điểm hẹn của tổ hùn vàng để góp vốn giúp nhau cất nhà hoặc chuộc đất, sắm sửa nông cụ hay đơn giản là đóng học phí đầu năm cho con.

Ngôi nhà mơ ước

Toàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau hiện có 67 tổ hùn vàng với 570 thành viên. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, các tổ đã hùn được 86 chỉ vàng giúp cho 7 chị em xây nhà, sản xuất, kinh doanh, chuộc đất. “Huyện Trần Văn Thời cũng đã phát triển được hơn 700 tổ hùn vốn tiết kiệm với số vốn xoay vòng hơn 2 tỉ đồng để hỗ trợ chị em phụ nữ buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt” - chị Nguyễn Thị Thùy Linh - Chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - nói.

Chị Nguyễn Thị Đượm (bìa trái) vui mừng khi có được số vàng lớn để mua đất cho con
Chị Nguyễn Thị Đượm (bìa trái) vui mừng khi có được số vàng lớn để mua đất cho con

Chị Lê Thị Gấm - 47 tuổi, ấp 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời - kể, trước đây có nằm mơ chị cũng không nghĩ sẽ cất được căn nhà khang trang trị giá gần 700 triệu đồng. Ở xứ này, bà con chỉ làm có 2 vụ lúa, sau mỗi vụ chỉ dư ra được vài chục triệu đồng. Trừ chi phí sinh hoạt, lo con cái ăn học thì số tiền để dành không đáng là bao. “Mấy chục năm làm ruộng vất vả tích lũy nhưng đâu đủ cất nhà. Nhờ có tổ hùn vàng cất nhà mà gia đình tôi đã xây dựng được cơ ngơi như hôm nay” - chị Gấm khoe.

Cầm trong tay gần 4 lượng vàng vừa mới nhận được, chị Nguyễn Thị Đượm không giấu được niềm vui khi có một số vốn lớn về mua đất cho con. Chị Đượm cho biết, đây là lần thứ ba chị được nhận vàng từ các tổ hùn vàng. 2 lần trước, chị Đượm gom vốn để cất được căn nhà tường khang trang. Cũng từ các chương trình hùn vàng mà chị Đượm tích lũy được số vốn kha khá để lo những chuyện quan trọng.

Cũng như chị Đượm, bà Phạm Thị Xuân - 71 tuổi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời - khoe bà đã tham gia các tổ hùn vàng cất nhà hơn 10 năm nay. Bà cười, nói: “Tham gia mô hình hùn vàng này khỏe hơn chơi hụi. Chơi hụi thì phải chi tiền hoa hồng cho chủ hụi, còn nơm nớp sợ giật hụi. Còn hùn vàng này thì chắc chắn lắm, không sợ tiền mất giá.

Vàng lên, người mượn càng về sau càng có lãi”. Chị Nguyễn Thị Nguyên - con gái bà Xuân - có chồng làm nghề biển, đánh bắt nên theo con nước. Trước đây, hễ có tiền dư là chị đều mua vàng để dành. Tuy nhiên, nếu tự mình để dành thì sẽ không có được số vốn lớn. Từ ngày theo mẹ tham gia tổ hùn vàng, chị Nguyên mới dám mua những món giá trị, rồi còn tính chuyện cất nhà, cho con học lên cao.

Chữ tín của người nghèo

Theo chị Trần Kim Đào - Chủ tịch Hội LHPN xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời - ở xã hiện có 29 tổ hùn vàng, mỗi tổ từ 10-15 người tham gia. 6 tháng tổ sẽ họp 1 lần. Mỗi lần đi họp, các thành viên sẽ mang từ 2-4 chỉ vàng theo (tùy theo giao kèo) để hùn.

Chị em có nhu cầu sử dụng vốn vào những việc lớn sẽ được ưu tiên nhận trước. Trung bình mỗi lần nhận vốn sẽ được từ 4 đến 6 lượng vàng. Các chị em trong tổ hùn vàng đều có hộ khẩu tại địa phương, có điều kiện kinh tế tương đối ổn định và đặc biệt là cả vợ và chồng phải ký cam kết góp vốn đều đặn.

Nhờ quy định chặt chẽ và lựa chọn người tham gia kỹ nên mô hình hùn vàng dù đã ra đời hơn 10 năm nay nhưng chưa xảy ra sự cố đáng tiếc nào. Dù người tham gia hùn vàng đa phần là chị em làm nghề nông, nghề biển, thu nhập không cao nhưng rất biết giữ chữ tín, chưa có trường hợp nào khiếu nại hay mượn vàng rồi mà không trả.

Nói về hiệu quả của mô hình, chị Trần Thị Kiều Yến - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau - cho biết, mô hình này ban đầu chỉ là cách làm tự phát từ những chị em trong xóm hỗ trợ nhau để có số tiền lớn xoay xở. Thấy được hiệu quả của mô hình nên nhiều địa phương đã mở rộng làm theo.

Về xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, đi trên con đường nhựa thẳng tắp, ven đường là những căn nhà tường kiên cố. Phía sau nhà là những ruộng lúa xanh rờn. Lại một mùa lúa bội thu nữa đang về, hứa hẹn sẽ có nhiều vàng hơn được góp trong vụ mùa kế tiếp để giúp cho đời sống của chị em nơi đây ngày một khấm khá hơn.

Phương Khánh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

  • Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    10-09-2024 11:21

    Mỗi lần con thay sang đồ bơi là các bạn cười khúc khích và nhắc con phải chịu khó triệt lông gọn gàng vùng đó cho khô thoáng.

  • Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    10-09-2024 06:12

    Bí quyết để có sức khỏe và niềm vui của bà rất đơn giản: luôn luôn siêng năng vận động - từ thời còn trẻ cho đến tận lúc già.

  • Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    09-09-2024 15:34

    Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn...

  • Con thương cha mẹ thật nhiều

    Con thương cha mẹ thật nhiều

    09-09-2024 15:00

    Bác sĩ chẩn đoán là cột sống của tôi có 1 chấm nhỏ giống như khối u, nhưng cha tôi cứ dửng dưng không thấy lo lắng gì.

  • Màn kịch hạnh phúc

    Màn kịch hạnh phúc

    09-09-2024 06:49

    Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.

  • Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    08-09-2024 12:18

    Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

  • Tiếng rao thánh thót một đời

    Tiếng rao thánh thót một đời

    08-09-2024 06:21

    Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.

  • Giá như ba mẹ dám sống khác…

    Giá như ba mẹ dám sống khác…

    07-09-2024 15:01

    Trong thẳm sâu, sự nuối tiếc về một phần cuộc đời lẽ ra đã có thể rất vui vẻ, hạnh phúc vẫn luôn ám ảnh anh.