Những người cuối cùng gìn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi tại phố cổ

23/08/2022 - 06:14

PNO - Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến trung thu, trong ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong con ngõ 73 tại phố Hàng Than, Hoàn Kiếm, Hà Nội, hai vợ chồng bà Đặng Hương Lan (63 tuổi) và ông Nguyễn Văn Hòa (67 tuổi) miệt mài tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi. Hai ông bà là những người cuối cùng tại phố cổ duy trì nghề truyền thống này.

con ngõ 73 tại phố Hàng Than, Hoàn Kiếm, Hà Nội, hai vợ chồng bà Đặng Hương Lan (63 tuổi) và ông Nguyễn Văn Hòa (67 tuổi) miệt mài tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi sặc sỡ, bắt mắt.
Con ngõ 73 tại phố Hàng Than, Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi hai nghệ nhân Đặng Hương Lan (63 tuổi) và Nguyễn Văn Hòa (67 tuổi) miệt mài tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi sặc sỡ, bắt mắt 
Gần bốn mươi năm trở về nay, ông Hòa và bà Lan vẫn luôn say mê giữ nghề truyền thống của ông cha để lại. Đó là tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi mang những giá trị nguyên bản, đơn sơ và mộc mạc nhất của món đồ chơi ngày Tết Trung thu.
Gần bốn mươi năm nay, ông Hòa và bà Lan vẫn luôn say mê giữ nghề truyền thống của ông cha để lại. Đó là tạo ra những chiếc mặt nạ giấy bồi mang những giá trị nguyên bản, đơn sơ và mộc mạc nhất của món đồ chơi ngày Tết Trung thu
Đây từng là món đồ chơi được yêu thích của trẻ em Hà Thành mỗi dịp trung thu.
Đây từng là món đồ chơi được yêu thích của trẻ em Hà Thành mỗi dịp trung thu
Bà Lan cho biết: “Trước kia, trên dãy phố hàng Than này có 4 nhà làm mặt nạ bồi Tuy nhiên, giữa guồng quay nhanh chóng và hối hả của xã hội, các sản phẩm đồ chơi hiện đại được ưa chuộng khiến các sản phẩm truyền thống không dần mai một. Hàng không bán được, không có kinh tế khiến mọi người đều phải bỏ nghề. Chỉ còn gia đình tôi vẫn đang cố gắng gìn giữ nghề truyền thống này.”
Bà Lan cho biết: “Trước kia, trên dãy phố hàng Than này có 4 nhà làm mặt nạ bồi. Tuy nhiên, giữa guồng quay hối hả của xã hội, các sản phẩm đồ chơi hiện đại được ưa chuộng khiến sản phẩm truyền thống dần mai một. Hàng không bán được khiến mọi người đều phải bỏ nghề. Chỉ còn gia đình tôi vẫn đang cố gắng gìn giữ nghề truyền thống này” 
Từ thuở nhỏ, bà Lan đã theo bố học cách tô màu, bồi keo, dán giấy, làm những chiếc mặt nạ đầy màu sắc. Sau này khi lớn lên, đi lấy chồng, bà cùng chồng gắn bó và gìn giữ cái nghề truyền thống này.
Từ nhỏ, bà Lan đã theo bố học cách tô màu, bồi keo, dán giấy, làm những chiếc mặt nạ đầy màu sắc. Sau này khi lớn lên, đi lấy chồng, bà cùng chồng gắn bó và gìn giữ nghề 
Trên căn gác xép nhỏ chưa đầy 30m2 của gia đình, bà Lan và ông Hòa chăm chú, tỉ mỉ làm ra những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống.
Trên căn gác xép nhỏ chưa đầy 30m2 của gia đình, bà Lan và ông Hòa chăm chú, tỉ mỉ làm ra những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống
Với kinh nghiệm hơn 40 năm, đôi tay ông Hòa thoăn thoắt pha màu, tô lên những chiếc mặt nạ. Vừa làm, ông Hòa vừa cười, vừa chia sẻ về công việc của mình. Ông cho hay: “Để làm ra một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi là một quá trình, trải qua nhiều công đoạn công phu đòi hỏi người người làm nghề phải thật tỉ mỉ trong từng chi tiết mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp.”
Với kinh nghiệm hơn 40 năm, đôi tay ông Hòa thoăn thoắt pha màu, tô lên những chiếc mặt nạ. Vừa làm, ông Hòa vừa cười, vừa chia sẻ về công việc của mình. Ông cho hay: “Để làm ra một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi là một quá trình công phu, đòi hỏi người làm nghề phải thật tỉ mỉ trong từng chi tiết mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp”
Để làm ra 1 chiếc mặt nạ giấy bồi trung thu, đầu tiên, nghệ nhân sẽ tạo nhiều khuôn đút mặt nạ bằng xi măng với nhiều hình dáng khác nhau. Sau đó, họ xé giấy thành từng mảnh vụn vừa phải rồi dùng hồ dán được làm từ bột, dán bồi các mảnh giấy lên khuôn đúc thành nhiều lớp. Công đoạn này phải đảm bảo được độ căng, độ mịn, độ dày cũng như hình dáng chuẩn với khuôn đút.
Để làm ra 1 chiếc mặt nạ giấy bồi, đầu tiên, nghệ nhân sẽ tạo nhiều khuôn đúc mặt nạ bằng xi măng với nhiều hình dáng khác nhau. Sau đó, họ xé giấy thành từng mảnh vụn vừa phải rồi dùng hồ dán được làm từ bột, dán bồi các mảnh giấy lên khuôn đúc thành nhiều lớp. Công đoạn này phải đảm bảo được độ căng, độ mịn, độ dày cũng như hình dáng chuẩn với khuôn đúc 
Tiếp theo, những chiếc mặt nạ sẽ phơi khô các khuôn đút dưới mặt trời.
Tiếp theo, sẽ phơi khô các khuôn đúc dưới mặt trời
Cuối cùng, bắt đầu tô sơn lên từng chiếc mặt nạ, đây là giai đoạn đòi hỏi độ tỉ mỉ và tốn thời gian nhất bởi mỗi chiếc mặt nạ được tô nhiều lớp chồng lên nhau, lớp này khô thì mới tô lớp sau lên để tránh bị nhòe màu.
Cuối cùng, bắt đầu tô sơn lên từng chiếc mặt nạ. Đây là giai đoạn đòi hỏi độ tỉ mỉ và tốn thời gian nhất bởi mỗi chiếc mặt nạ được tô nhiều lớp chồng lên nhau, lớp này khô thì mới tô lớp sau lên để tránh bị nhòe màu
Ông Hòa chia sẻ: “vẽ tạo hình là công đoạn khó và yêu cầu cao nhất. Khi vẽ, cần phải chú ý các chi tiết như mắt, miệng, long mày bởi nó quyết định cái hồn của một chiếc mặt nạ”. Trung bình ông Hòa mất 30- 60 phút sơn vẽ cho mỗi chiếc.
Theo ông Hòa, vẽ tạo hình là công đoạn khó và yêu cầu cao nhất. Trung bình ông phải mất 30-60 phút để sơn vẽ cho mỗi chiếc mặt nạ
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, ông Hòa cũng đã tự tay sáng tạo ra nhiều khuôn mẫu làm mặt nạ như: Siêu nhân, người nhện,… Hiện trong nhà ông dang có khoảng 30 khuôn với nhiều hình khác nhau.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, ông Hòa đã tự tay sáng tạo ra nhiều khuôn mẫu làm mặt nạ như: Siêu nhân, người nhện… Hiện trong nhà ông đang có khoảng 30 khuôn với nhiều hình khác nhau
Được biết, công việc này 2 vợ chồng ông Hòa làm quanh năm, mỗi ngày chỉ làm được vài chục chiếc. Mỗi mùa Trung thu, sản xuất được khoảng hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/chiếc, tùy vào từng loại, kích cỡ, màu sắc.
Hai vợ chồng ông Hòa làm mặt nạ quanh năm, mỗi ngày chỉ làm được vài chục chiếc. Mỗi mùa trung thu, họ sản xuất được khoảng hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/chiếc, tùy vào từng loại, kích cỡ, màu sắc 
“Thấy bố mẹ tuổi cao, con cái cũng nhiều lần khuyên chúng tôi nghỉ rồi, nhưng có lẽ đây là duyên, nghiệp của tôi nên quyết tâm giữ gìn và theo nghề đến cùng.” Bà Lan bộc bạch.
“Thấy bố mẹ tuổi cao, con cái cũng nhiều lần khuyên chúng tôi nghỉ rồi, nhưng có lẽ đây là duyên, nghiệp nên chúng tôi quyết tâm giữ gìn và theo nghề đến cùng”, bà Lan bộc bạch
Dù các con không tiếp nối truyền thống nhưng bà Lan vui mừng cho biết bà đã tìm được người thật sự tâm huyết, yêu nghề xin để duy trì nghề tổ tiên để lại bởi theo bà, bà muốn trao nghề cho người có cùng đam mê như mình để nét văn hóa dân tộc còn lưu giữ đến đời sau. “Tôi chỉ nhận truyền nghề cho những người thật sự tâm huyết với nghề, thật sự yêu nghề. Chỉ có như thế, nghề làm mặt nạ giấy bồi mới có thể gìn giữ được lâu dài' Bà Lan khẳng định
Dù các con không tiếp nối truyền thống nhưng bà Lan vui mừng cho biết, bà đã tìm được người thật sự tâm huyết, yêu nghề xin theo để duy trì nghề tổ tiên để lại.“Tôi chỉ nhận truyền nghề cho những người thật sự tâm huyết, yêu nghề. Chỉ có như thế, nghề làm mặt nạ giấy bồi mới có thể gìn giữ được lâu dài", bà Lan nói
Trong những năm trở lại đây, nhiều gia đình đang xu hướng lựa chọn những sản phẩm đồ chơi trung thu truyền thống thân thiện như mặt nạ giấy bồi cho trẻ nhỏ của hướng về cội nguồn. Không chỉ mang lại niềm vui cho thiếu nhi, những chiếc mặt nạ này còn là một công cụ để người lớn truyền đạt đến trẻ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Nhiều gia đình đang có xu hướng lựa chọn những sản phẩm đồ chơi trung thu truyền thống như mặt nạ giấy bồi cho trẻ nhỏ. Không chỉ mang lại niềm vui cho thiếu nhi, những chiếc mặt nạ này còn là một công cụ để người lớn truyền đạt đến trẻ những nét đẹp văn hóa dân tộc

Ngọc Linh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI