Những món gỏi mát lòng mùa hè

05/05/2024 - 17:26

PNO - Gỏi đu đủ, gỏi xoài, gỏi rau càng cua... đều có sẵn trong vườn và có đủ vị chua, cay, mặn, thanh mát ngày nắng.

1
Có nhiều cách chế biến gỏi rau muống tùy theo sở thích và theo khẩu vị. Phần "thịt thà" đi kèm trong món gỏi cũng được biến hóa theo ý của đầu bếp, có người chọn thịt heo, có người chọn các loại ốc, có người chọn tôm, tép...
2
Rau muống lặt bỏ hết lá, cắt khúc (hay chẻ nhỏ), ngâm với nước muối loãng cho hết mủ. Rau muống có độ dày, để nước xốt trộn gỏi thấm vào rau, bạn nên trộn trước khi ăn ít nhất 30 phút. Địa chỉ thưởng thức gỏi rau muống kiểu Bắc tại TPHCM: Ngõ 8 (57 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3).
Gỏi đu đủ có vị thanh, mát, giòn, chua cay, mặn ngọt dễ bắt miệng. Để chuẩn bị cho gỏi đu đủ, bạn chọn quả đu đủ còn xanh, cắt một lát mỏng ở phần cuống trái, chờ 15 phút để mủ đu đủ chảy ra ngoài từ chỗ bị cắt. Gọt vỏ đu đủ, bào mỏng. Pha chế hỗn hợp trộn gỏi gồm: 1 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh đường + tỏi, ớt, chanh tùy thích.
Gỏi đu đủ có vị thanh, mát, giòn, chua cay, mặn ngọt "dễ bắt miệng". Để chuẩn bị cho món gỏi này, bạn chọn đu đủ xanh, cắt một lát mỏng ở phần cuống trái, chờ 15 phút để mủ đu đủ chảy ra ngoài. Gọt vỏ đu đủ, bào mỏng. Pha chế hỗn hợp trộn gỏi gồm: 1 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh đường + tỏi, ớt, chanh tùy thích. Gỏi đu đủ nên dùng ngay để tránh sợi đu đủ bị mềm, dập khi trộn với gia vị và để lâu. Địa chỉ gợi ý thưởng thức gỏi đu đủ ở TPHCM: gỏi đu đủ Việt tại các con đường quanh khu Trường đại học Tôn Đức Thắng (Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh); gỏi đu đủ kiểu Thái tại các nhà hàng, quán chuyên món Thái.
Cách chế biến
Cách chế biến gỏi măng như sau: xắt măng thành sợi mỏng, dài; luộc măng với 2 lần nước sôi trong 3-5 phút để chất độc trong măng bay hơi hết. Sau khi luộc xong, để nguội, vắt khô nước. Thịt gà hay thịt heo luộc, xé/cắt thành thanh dài. Pha chế hỗn hợp trộn gỏi gồm 1 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh đường + tỏi, ớt, chanh, tiêu, rau thơm tùy ý.
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, cho tất cả thành phần vô tô hay thau lớn, trộn đều. Gỏi măng có vị chua cay mặn ngọt của hỗn hợp trộn gỏi, vị thanh mát của măng, mềm ngọt của thịt heo/thịt gà.
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, cho tất cả thành phần vô tô hay thau lớn, trộn đều. Gỏi măng có vị chua cay mặn ngọt của hỗn hợp trộn gỏi, vị thanh mát của măng, mềm ngọt của thịt heo/thịt gà. Để no bụng hay muốn tiếp đãi khách, bạn có thể trộn thêm bún tươi, sẽ thành món ăn có đủ 3 nhóm chất là tinh bột, đạm, chất xơ.
Gỏi rong biển: Rong biển ở các tỉnh miền Trung đang vào vụ thu hoạch và bạn có thể dễ dàng mua rong biển về để nấu chè hay làm gỏi.
Gỏi rong biển: Rong biển ở các tỉnh miền Trung đang vào vụ thu hoạch và bạn có thể dễ dàng mua rong biển về để nấu chè hay làm gỏi.
Thành phần của một đĩa rong biển 2 người ăn gồm: 10 gram rong biển khô, ngâm cho rong biển nở, nhặt sạch ốc đá dính trong rong biển + 1 củ cà rốt, rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi + 1 trái dưa leo, rửa sạch, gọt hay để vỏ, xắt thành thanh nhỏ. Tôm hấp chín bỏ vỏ hay thịt heo luộc chín, thái sợi. Hỗn hợp trộn gỏi gồm 1 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh đường + tỏi, ớt, chanh, bột ngọt, rau thơm. Khi chuẩn bị xong, bạn cho tất cả nguyên liệu vào tô hay thau, trộn đều. Gỏi rong biển ăn cùng bánh tráng nướng hay bánh phồng tôm.
Thành phần của dĩa rong biển 2 người ăn gồm: 10g rong biển khô, 1 củ cà rốt, 1 trái dưa leo và tôm. Tôm hấp chín bỏ vỏ (nếu dùng thịt heo thì luộc chín, xắt sợi). Hỗn hợp trộn gỏi gồm 1 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh đường + tỏi, ớt, chanh, bột ngọt, rau thơm. Khi chuẩn bị xong, bạn cho tất cả nguyên liệu vào tô hay thau, trộn đều. Gỏi rong biển ăn cùng bánh tráng nướng hay bánh phồng tôm.
Rau càng cua trộn có cách chế biến khá đơn giản. Rau lặt bỏ phần gốc, lá già rửa sạch, để ráo. Phi thơm dầu, cho cà chua xào sơ, rồi cho thịt bò vào, xào nhanh để thịt bò chín tới, nêm vừa ăn. Trút thịt bò xào lên đĩa càng cua đã làm sạch là món ngon đã sẵn sàng.
Rau càng cua trộn có cách chế biến khá đơn giản. Rau lặt bỏ phần gốc, lá già, sau đó rửa sạch, để ráo. Phi thơm dầu, cho cà chua xào sơ, rồi cho thịt bò vào, xào nhanh để thịt bò chín tới, nêm vừa ăn. Trút thịt bò xào lên dĩa càng cua đã làm sạch là món ngon đã sẵn sàng.
Rau càng cung trộn có vị mọng nước của rau, tươi của lá, chua nhẹ của cà chua, đậm đà của gia vị, ngọt mềm của thịt bò... vừa ngon miệng vừa nhiều dưỡng chất, vừa thanh nhiệt.
Rau càng cua trộn có vị mọng nước của rau, tươi của lá, chua nhẹ của cà chua, đậm đà của gia vị, ngọt mềm của thịt bò... vừa ngon miệng vừa nhiều dưỡng chất, vừa thanh nhiệt.
3
Với những người kiêng thịt bò hay muốn đổi vị, có thể thay bò bằng trứng gà hay trứng vịt. Cách chế biến của rau càng cua trộn trứng đơn giản hơn với thịt bò, vì bạn chỉ cần chiên chín trứng theo khẩu vị là có thể thưởng thức.

Bài và ảnh: Huỳnh Hằng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI