Những món ăn "xoắn não" của ẩm thực Việt

25/02/2021 - 17:23

PNO - Bạn đã từng nghe, biết hay thưởng thức sỏi mầm, tung lò mò, khâu nhục... chưa?

Thắng cố: Thắng cố là đặc sản của người Mông có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc). Tên món ăn này đọc chuẩn theo âm Hán Việt là thang cốt, có nghĩa là canh xương.
Thắng cố là đặc sản của người Mông vùng Tây Bắc (Việt Nam). Món ăn này có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc. Tên món ăn có nghĩa là "thang cốt" (canh xương).
Nguyên liệu chủ yếu của thắng cố là từ nội tạng của loài ngựa như tim, gan, tiết, lòng, thịt,… kết hợp cùng nhiều loại gia vị đặc trưng như quế chi, sả, thảo quả, lá chanh, gừng,… và cây thắng cố.
Thắng cố được nấu từ nội tạng của ngựa như tim, gan, tiết, lòng, thịt… Để hạn chế mùi đặc trưng từ phần nguyên liệu này, hàng loạt gia vị mạnh như chi, sả, thảo quả, lá chanh, gừng… và cây thắng cố. Tuy vậy, thành phần chế biến và hương vị món ăn có thể không được lòng nhiều người.
Cái tên khâu nhục xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa, trong đó khâu có nghĩa là hấp đến mềm rục, còn nhục có nghĩa là thịt. Do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là thịt được hấp rục hay hấp đến chín nhừ.
Khâu nhục cũng là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong đó, "khâu" có nghĩa là "hấp đến mềm rục", còn "nhục" có nghĩa là "thịt". Nói cách khác, món ăn này là thịt được hấp rục hay hấp đến chín nhừ.
Cái tên khâu nhục xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa, trong đó khâu có nghĩa là hấp đến mềm rục, còn nhục có nghĩa là thịt. Do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là thịt được hấp rục hay hấp đến chín nhừ.
Khi du nhập vào Việt Nam, món ăn này dần được điều chỉnh khẩu vị và trở thành món ăn đặc trưng của người Tày, Nùng, Ngái. Khi du lịch phát triển, khâu nhục dần trở thành một trong những món nhất "đinh" phải thưởng thức khi đến Tây - Đông bắc. 
Vừa nghe qua cái tên độc đáo này, chắc hẳn bạn đang liên tưởng tới món mầm đá trong truyện Trạng Quỳnh có phải không? Thực chất, tên gọi sỏi mầm xuất phát từ cách chế biến của món ăn. Sỏi được nung nóng, sau đó dùng để nướng chín thịt heo rừng đã được thái mỏng và tẩm ướp gia vị như tiêu, tỏi, hành, ngò,… Khi ăn, người ta sẽ dùng kèm với rau sống, chấm mắm chanh ớt chua ngọt. Món ăn này được xem là đặc sản nổi tiếng của vùng Phụng Hiệp, Hậu Giang.
Sỏi mầm: Tên món ăn khiến nhiều người liên tưởng đến món mầm đá trong "Trạng Quỳnh", song thực tế tên món ăn xuất phát từ cách chế biến (làm chín nguyên liệu).
Vừa nghe qua cái tên độc đáo này, chắc hẳn bạn đang liên tưởng tới món mầm đá trong truyện Trạng Quỳnh có phải không? Thực chất, tên gọi sỏi mầm xuất phát từ cách chế biến của món ăn. Sỏi được nung nóng, sau đó dùng để nướng chín thịt heo rừng đã được thái mỏng và tẩm ướp gia vị như tiêu, tỏi, hành, ngò,… Khi ăn, người ta sẽ dùng kèm với rau sống, chấm mắm chanh ớt chua ngọt. Món ăn này được xem là đặc sản nổi tiếng của vùng Phụng Hiệp, Hậu Giang.
Trong đó, sỏi được nung nóng, sau đó dùng để nướng chín thịt/cá hay hải sản đã được tẩm ướp gia vị. Món nướng này có thể dùng kèm các loại rau sống và nước chấm. 
Tung lò mò Thực chất, đây là phát âm theo tiếng Chăm: tung lamaow. Theo đó, tung chính là ruột con lò mò là con bò. Hiểu đơn giản, đây là món ăn được làm từ ruột bò. Món lạp xưởng bò này từ lâu đã gắn liền với đồng bào người Chăm ở Châu Đốc (An Giang).
Tung lò mò, phát âm theo tiếng Chăm là tung lamaow, là một trong những đặc sản du khách nhất định phải thưởng thức hay mua về khi đến Châu Đốc, An Giang. Theo đó, "tung" là ruột, "lò mò" là con bò. Hiểu đơn giản, đây là món ăn được làm từ ruột bò, người Việt thường gọi là lạp xưởng bò.
Để làm món ăn này, người ta sử dụng ruột bò để bọc bên ngoài. Nhân bên trong là thịt bò trộn với mỡ được băm nhuyễn. Cứ thế hòa trộn tất cả các nguyên liệu cùng tiêu sọ, gia vị, hoa hồi và đặc biệt là cơm nguội lên men để nhồi vào ruột bò. Từng chiếc lạp xưởng tròn tròn, căng đầy dài cỡ ngón tay được buộc thắt khúc lại thành dây và đem đi phơi. Phơi qua 3 nắng thì đã đủ ráo nước, săn thịt và có thể thưởng thức.
Nhân bên trong của tung lò mò thường là thịt bò, mỡ băm nhuyễn trộn đều với các loại gia vị như tiêu sọ, hoa hồi và cơm nguội lên men. Sau khi làm xong, tung lò mò được phơi đến khô rồi cất trong tủ lạnh hay treo trên bếp để dùng dần. Bạn có thể mua tung lò mò ở chợ Lê Hồng Phong, chợ Hồ Thị Kỷ (quận 10).
Kẹo Cu Đơ là một loại kẹo lạc (đậu phộng) đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh. Kẹo được nấu từ mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân và được đổ vào hai miếng bánh tráng ép lại.
Cu Đơ là một loại kẹo đậu phộng (lạc) và là đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh. Kẹo được nấu từ mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân. Khi các thành phần trên được nấu hơi keo lại, thì sẽ được đổ vào một mặt bánh tráng, sau đó, dùng một cái bánh tráng nướng khác, kẹp lại. 
 Loại kẹo này rất dẻo và dính, có thể ăn không hoặc thưởng thức cùng với nước trà xanh.
Loại kẹo này khá ngọt nên thường được dọn kèm nước trà có vị đắng. Món ăn có vị ngọt, giòn thơm, rất bắt vị. Điểm trừ là khá dẻo và dễ dính răng. 
Lợn cắp nách còn được gọi là lợn Mường Sa Pa, lợn lửng, lợn còi, lợn ri, là giống lợn đặc sản của vùng cao và xuất hiện nhiều nhất ở Lai Châu.
Lợn cắp nách còn được gọi là lợn (heo) Mường Sa Pa, lợn lửng, lợn còi, lợn ri, là giống lợn đặc sản của vùng cao và xuất hiện nhiều nhất ở Lai Châu. Đây là một giống lợn được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Mỗi con có trọng lượng khoảng 10-15kg. 
Đây thực chất là giống lợn truyền thống được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Người dân vùng cao thường nuôi theo kiểu thả rông trong rừng, và vì lợn có ngoại hình nhỏ, chỉ nặng chừng 10 - 15kg nên hay được cắp vào nách cho tiện mang đi bán. Người ta thường xẻ thịt lợn làm nhiều món khác nhau như hấp, nướng, nấu giả cầy, ninh canh, làm lòng dồi, nhưng ngon nhất phải kể đến món lợn cắp nách quay thơm lừng.
Tên gọi lợn cắp nách xuất phát từ việc người dân vùng cao thường "cặp vào nách" để tiện mang từ nhà xuống chợ bán. Được nuôi thả và ăn sản vật của rừng nên thịt của loại lợn này khá thơm, ngon và rất dễ chế biến.

Uyên Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI