Những món ăn truyền thống cho tết Đoan ngọ

21/06/2023 - 20:51

PNO - Com rượu, bánh ú tro, bánh bá trạng... là những món gần như chỉ xuất hiện dịp Tết Đoan Ngọ.

 

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa.
Tết Đoan ngọ hay còn gọi là tết Đoan dương diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm (năm nay là ngày 22/6) là một ngày lễ tết truyền thống ở một số nước Đông Á, trong đó có Việt Nam - Ảnh: Lưu Bình Minh
Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày diệt sâu bọ nên vào ngày này chúng ta cần ăn những thức ăn có khả năng diệt sâu bọ như cơm rượu nếp, bánh ú tro, chè trôi nước...
Tại Việt Nam, tết Đoan ngọ còn được gọi là ngày "diệt sâu bọ" nên vào ngày này nhiều người ăn những thức ăn có khả năng "diệt" sâu bọ như cơm rượu nếp, bánh ú tro, chè trôi nước... - Ảnh: Meta
Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ) diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm là một ngày lễ Tết truyền thống ở một số nước Đông Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ là ngày phát động diệt sâu bọ cho cây trồng, với mong muốn một vụ mùa bội thu.   Cơm rượu nếp, món ăn được chế biến từ cơm nếp nấu chín ủ men, là một món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ. Ông cha ta quan niệm rằng cơm nếp là món ăn có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng trong đường tiêu hoá, đúng với tinh thần ngày “diệt sâu bọ”.  Ở mỗi vùng miền Bắc, Trung, Nam lại có những cách làm cơm rượu khác nhau. Hãy cùng khám phá nhé!
Cơm rượu nếp được chế biến từ cơm nếp nấu chín ủ men có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng trong đường tiêu hóa - Ảnh: Dì Bảy Muộn
 Cơm rượu nếp miền Bắc được nấu bằng gạo nếp với men rượu. Cơm rượu nếp miền Trung là những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt. Cơm rượu nếp miền Nam không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ.
Tại mỗi miền, cơm rượu nếp được chế biến khác nhau. Ở miền Bắc món ăn được chế biến bằng gạo nếp với men rượu. Cơm rượu nếp miền Trung là những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt. Cơm rượu nếp miền Nam không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ.
Cơm rượu là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, tuy nhiên mỗi miền sẽ có đặc trưng riêng. Ở miền Bắc, người ta thường chế biến cơm rượu từ nguyên liệu nếp cẩm, đây là nguyên liệu rất phổ biến ở miền Tây Bắc. Từ nếp cẩm, người ta sẽ có cách làm cơm rượu nếp với công thức đặc biệt để tạo ra một cơm rượu nếp cẩm với hương vị đặc trưng của miền Bắc. Cơm rượu món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ >> Cách làm rượu nếp truyền thống đơn giản ngay tại nhà Đối với miền Trung, người ta thường ép cơm rượu thành từng khối Trong khi ở miền Nam người ta sẽ vo tròn cơm rượu. Tuy nhiên, dù có được chế biến từ hình thức nào chăng nữa thì cơm rượu nếp cẩm nói riêng hay các loại cơm rượu nói chung vào ngày này đều có một mục đích đó chính là giết sâu bọ phòng trừ dịch bệnh. Cơm rượu món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ >> Bí quyết làm cơm rượu không chua và nếp không bị cứng chuẩn bị miền Nam 3 Ăn cơm rượu có khiến bạn say như uống rượu Cần phải hiểu rằng, cơm rượu nếp hay rượu nếp được lên men hoàn toàn từ gạo nếp trong khoảng 3 ngày. Gạo nếp dùng làm rượu phải là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng vẫn nguyên vỏ lụa và lớp cám nên giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Do chứa 1 lượng cồn thấp, nên cơm rượu rất khó gây nên cảm giác say xỉn cho người dùng như các loại rượu thông thường. Tết Đoan Ngọ từ lâu đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của nước ta, ngày này không chỉ mang ý nghĩa phòng chống dịch bệnh mà còn tôn vinh nét đẹp của ẩm thực Việt Nam, ngày sum họp gia đình. Bản thân gạo để làm cơm rượu chứa rất nhiều canxi và chất dinh dưỡng, và những chất này vẫn được giữ nguyên vẹn khi lên men thành cơm rượu. Chính vì vậy, ăn cơm rượu chính là liệu pháp bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể, do đó ăn cơm rượu rất tốt. Tuy nhiên, để mang lại đúng tác dụng, lợi ích thì cơm rượu cũng cần đảm bảo ăn đúng cách sẽ giúp mang lại giá trị dinh dưỡng như: Phòng ngừa bệnh tiểu đường Giảm cholesterol xấu Thúc đẩy tiêu hóa Làm đẹp da Hỗ trợ giảm cân'
Không chỉ "diệt sâu bọ", cơm rượu nếp còn là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân và làm đẹp. Lưu ý, dù nồng độ cồn thấp, song nếu dùng nhiều, cơm rượu nếp cũng có thể khiến bạn bị say, hay bị tăng cân (nhiều tinh bột).
Bánh ú lá tro (hay còn gọi là bánh tro, bánh gio) là một trong những loại bánh truyền thống chứa đựng tinh hoa văn hóa ẩm thực dân tộc. Đây là loại bánh không thể thiếu để cúng ông bà tổ tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ cũng như những đám tiệc của người Việt Nam nói chung bởi vỏ bánh dai dai cùng vị béo bùi, tan ngay trong miệng. Theo dân gian, món bánh này có vị ngọt, tính mát nên thích hợp với trẻ em, người gia đang bị nóng sốt.  Ngoài ra, bánh cũng có công dụng trong việc trung hòa bớt chất độc hại có trong đồ ăn thức uống để bảo vệ sức khỏe.
Bánh ú lá tro hay còn gọi là bánh tro, bánh gio là một trong những loại bánh theo lời kinh nghiệm của người xưa - "Tháng tư đong đậu nấu chè - Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm". Bánh ú tro được làm từ bột nếp đã ngâm tro (thường là tro từ lá tre, lọc bỏ cặn) để lên màu, nhân đậu xanh, gói bằng lá tre và có hình tam giác đứng - Ảnh: Dì Bảy Muộn
Bánh ú tro có hương thơm, vị ngọt đặc trưng đồng thời cũng được tin giúp hạ nhiệt, điều hòa thân thể và ổn định sức khỏe cho cả trẻ em và người lớn - trời tháng 5 thường nắng nóng, dễ đổ bệnh.
Bánh ú tro có hương thơm, vị ngọt đặc trưng đồng thời cũng được tin giúp hạ nhiệt, điều hòa thân thể và ổn định sức khỏe cho cả trẻ em và người lớn - trời tháng 5 thường nắng nóng, dễ đổ bệnh - Ảnh: Dì Bảy Muộn
Bánh bá trạng hay còn gọi là bánh ú mặn, bánh chưng người Hoa. Cùng là bánh bá trạng nhưng lại có các kiểu dáng khác nhau tùy theo mỗi địa phương, vùng miền. Bánh Phúc Kiến mang màu nâu từ ngũ vị hương, gói hình tam giác, người Quảng Đông thường gói hình gối dài, Triều Châu lại gói hình chóp đứng.
Vài năm gần đây, ngoài bánh ú tro, người miền Nam, nhất là người dân ở TPHCM còn có dịp làm quen với bánh bá trạng hay còn gọi là bánh ú mặn, bánh chưng người Hoa vào dịp mùng 5/5. 
Bà Sang cho biết, người Hoa thường cúng trái cây, rượu, treo lá ngải và bánh bá trạng trong Tết Đoan Ngọ. Loại bánh này có nhiều công thức, hình dạng rồi mỗi gia đình lại tự thêm hương vị riêng.  Khoảng 15 năm nay, gần ngày Tết Đoan Ngọ, đường Gia Phú lại trở thành nơi bán bánh bá trạng, loại bánh có nguồn gốc từ vùng Phúc Kiến, bà Sang cho biết.
Bánh bá trạng được làm từ nếp nguyên hạt, bên trong nhân có lạp xưởng, lòng đỏ trứng vịt muối, thịt heo ba chỉ. Bánh có kích thước, hình dáng và trọng lượng tương tự với bánh ú thường thấy của người Việt nhưng nhân phong phú hơn, vị cũng lạ hơn nhờ sự một số gia vị đặc trưng của người Hoa. Tại TPHCM, muốn mua bánh bá trạng, bạn có thể đến đường Trần Phú, quận 5 - Ảnh: Minh Cúc
“Ngày mùng 5/5 Tết Đoan Ngọ, người ta hay có thói quen cúng chè cho 1 năm vuông tròn, với tạo sự ngọt ngào cho những tháng còn lại của năm, nhân đây tôi nấu chè trôi nước chùm ngây phục vụ bà con. Trong mùa dịch, mọi người có xu hướng mua hàng về tận nhà, không la cà quán xá nên lượng hàng bán cũng bình ổn”, Nghệ nhân Lê Thị Bé Bảy
“Ngày mùng 5/5 tết Đoan ngọ, người ta hay có thói quen cúng chè cho 1 năm vuông tròn, với tạo sự ngọt ngào cho những tháng còn lại của năm" - nghệ nhân Lê Thị Bé Bảy, ở Cồn Sơn, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ chia sẻ - Ảnh: Dì Bảy Muộn
Theo quan niệm dân gian, những món ăn làm từ nếp đều có tác dụng diệt sâu bọ đường ruột, chè trôi nước cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh đó, những viên chè tròn, nhiều màu sắc vừa đẹp mắt vừa mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn và sum họp.
Theo quan niệm dân gian, những món ăn làm từ nếp đều có tác dụng diệt sâu bọ đường ruột, chè trôi nước cũng không phải ngoại lệ. 
Các loại trái cây mùa hè như mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu cũng là các thứ quả không thể thiếu trên ban thờ ngày Tết Đoan Ngọ.
Ngoài một số món ăn nhất định phải có, tùy theo vùng miền sẽ có thêm một số món ăn và trái cây khác nhau như mâm cúng tết Đoan ngọ ở miền Bắc không thể thiếu trái vải, trái mận; trong khi đó, mâm cúng miền Nam sẽ có măng cụt, chôm chôm... 

An Huỳnh (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI