Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết ở 3 miền

09/02/2024 - 17:20

PNO - Mâm cơm tết của miền Bắc không thể thiếu bánh chưng, mâm cơm của miền Trung không thể thiếu bánh tét và của miền Nam là thịt kho trứng.

Tùy vùng miền mà mâm cơm dịp tết Nguyên đán sẽ có những món ăn khác khau. Dưới đây là 12 món ngon đặc trưng này tết ba miền.
Tùy vùng miền mà mâm cơm dịp tết Nguyên đán sẽ có những món ăn khác khau. Như trong mâm cơm hay mâm cúng ngày tết ở miền Nam không thể thiếu các món sau:
Món ngon miền Nam:Bánh Tét là một trong các món ăn ngày Tết mang sự tượng trưng rõ rệt nhất cho Tết cổ truyền ở miền Nam và miền Trung bên cạnh bánh chưng. Tuy nhiên, bánh Tét miền Nam thì hơi khác miền Trung một chút, nó có hai loại chính, đó là:  Bánh Tét nhân mặn: Nguyên liệu để làm chủ yếu là thịt mỡ truyền thống với đậu, ai thích biến tấu thì cho thêm cả lạp xưởng và trứng muối để làm thêm nhiều hương vị khác nhau, ăn đỡ ngán và ngon hơn.  Bánh Tét nhân ngọt: Nguyên liệu phổ biến để làm thường là nhân chuối hay đậu đỏ, đậu xanh,… mỗi nhà còn có cách làm
Bánh tét là một trong các món ăn ngày Tết cổ truyền ở miền Nam và miền Trung. Bánh tét miền Nam có hai loại chính là bánh tét nhân mặn (nhân truyền thống gồm thịt mỡ, đậu xanh và nhân hiện đại - lòng đỏ trứng muối) và bánh tét nhân ngọt thường là nhân chuối hay đậu đỏ, đậu xanh...
Canh khổ qua trong mâm cơm ngày tết có có ý nghĩa hy vọng rằng những điều khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi để năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi. Bên cạnh ý nghĩa này, canh khổ qua cũng được xem là món ăn thanh nhiệt những ngày tết nắng nóng hay giải ngấy các món ăn dầu mỡ. Mẹo được nhiều người rỉ tai giảm độ đắng của khổ qua là luộc khổ qua trước khi dồn thịt, chỉ dùng đũa gỗ khi nấu và chỉ khuấy nồi canh theo 1 chiều.
Canh khổ qua trong mâm cơm ngày tết có ý nghĩa hy vọng rằng những điều khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi để năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi. Bên cạnh ý nghĩa này, món ăn cũng có tác dụng thanh nhiệt những ngày tết nắng nóng hay giải ngấy các món ăn dầu mỡ. Mẹo được nhiều người rỉ tai giảm độ đắng của khổ qua là luộc khổ qua trước khi dồn thịt, chỉ dùng đũa gỗ khi nấu và chỉ khuấy nồi canh theo 1 chiều.
Thịt kho trứng
Thịt kho trứng trong dịp tết của miền Nam gắn với những ngày đầu đi khai hoang. Món ăn gồm mang ý nghĩa cầu may mắn, sung túc và hanh thông này thường được nấu thành một nồi to để ăn suốt dịp tết. Ngày nay, do yếu tố sức khỏe và nhịp sống vội vàng, mỗi gia đình chỉ kho một nồi nhỏ tượng trưng. 
Lạp xưởng cũng là một trong những món ăn cực phổ biến ở miền Nam dịp tết Nguyên đán. Lạp xưởng có nhiều loại, từ tươi, khô, nạc, tôm, cá… Lạp xưởng có thể ăn cùng cơm, cuốn bánh tráng, nấu mì tôm...
Lạp xưởng cũng là một trong những món ăn cực phổ biến ở miền Nam dịp tết Nguyên đán. Lạp xưởng có nhiều loại, từ tươi đến khô; từ thịt heo đến tôm… Lạp xưởng có thể ăn cùng cơm, cuốn bánh tráng, nấu mì tôm...
Món ngon miền Trung:
Mâm cơm (mâm cúng) ngày tết miền Trung:
Món ngon miền Trung: Bánh tét của miền Trung có hai loại là bánh tét nhân truyền thống (thịt heo, đậu xanh) và bánh tét không nhân (có thể để lâu mà không hư). Với nhiều gia đình miền Trung việc cả nhà tập trung tham gia gói bánh hay canh lửa nồi bánh trong đêm cũng được coi là một nét văn hóa hay sinh hoạt gia đình có ý nghĩa sum vầy dịp tết. Món ngon nhất định phải có khi ăn bánh tét là củ kiệu.
Bánh tét của miền Trung có 2 loại là bánh tét nhân truyền thống (thịt heo, đậu xanh) và bánh tét không nhân (có thể để lâu mà không hư). Với nhiều gia đình, việc cả nhà tập trung tham gia gói bánh hay canh lửa nồi bánh trong đêm cũng được coi là một nét văn hóa hay sinh hoạt gia đình có ý nghĩa sum vầy dịp tết. Món ngon nhất định phải có khi ăn bánh tét là củ kiệu.
Nếu bạn có dịp ra miền Trung vào ngày Tết, bạn sẽ thấy trong bàn tiệc mà họ làm để đãi khách thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng rất thú vị, không ngờ đây cũng là một trong những món ngon ngày Tết của người miền Trung đáng yêu. Món chả bò này ăn khá dai dai với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này
Chả lụa không chỉ xuất hiện trong mâm cơm ngày tết của người miền Trung mà còn được xem như món giải ngấy, món ngon uống cùng bia khi khách đến nhà, món ăn nhẹ cho trẻ em... Có khá nhiều loại chả lụa như chả lụa, chả lụa ớt hiểm, chả bò (nhiều nhất ở Đà Nẵng); chả bê (Nghệ An)...
Nem chua: Cũng như chả lụa, nem chua cũng góp mặt trong các mâm
Nem chua: Cũng như chả lụa, nem chua cũng xuất hiện nhiều trong gian bếp người miền Trung trong dịp tết và dành cho các mâm cúng, mâm cơm hay món nhấm cùng bia rượu. Ngoài mua ở chợ, một số gia đình cũng tự làm nem chua từ thịt heo, ớt và tiêu... Thông thường, thời gian để nem chua từ 7-10 ngày.
Thịt ngâm mắm có thể được làm từ thịt lợn hoặc thịt bò tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Sau khi qua quá trình chuẩn bị, thịt sẽ được ngâm trong nước mắm đã được pha chế theo tỷ lệ cụ thể. Khi thưởng thức, việc cắt lát thịt và ăn kèm với dưa món sẽ tạo ra một hương vị ngon lành.  Đặc biệt, thịt ngâm mắm có thể được bảo quản trong thời gian dài, điều này giống như cách người miền Trung ứng phó với mưa lũ hàng năm. Món thịt ngâm mắm thể hiện rõ đặc tính của sự chuẩn bị cẩn thận và sự kiên trì trong văn hóa ẩm thực của miền Trung.
Thịt heo ngâm nước mắm thường được làm từ thịt ba rọi luộc chín, ngâm ngập trong nước mắm. Song, ngày nay, có khá nhiều biến thể cho món ăn này như thịt bò, tai heo... Thịt ngâm mắm có thể được bảo quản trong thời gian dài. Và có thể ăn cùng cơm, cuốn rau sống bánh tráng...
Mâm cơm ngày tết miền Băc:
Mâm cơm/mâm cúng ngày tết miền Bắc:
Bánh chưng: VNếu miền Nam và Trung có bánh Tét thì miền Bắc là cội nguồn của bánh Chưng, mặc dù ngày nay cả 3 miền đều có luôn 2 loại bánh này trong mâm cỗ ngày Tết. Làm một món bánh để trao tặng tận tay nhau thể hiện tình cảm trân quý cực thú vị.  Bánh Chưng được ví là món ăn của đất trời, là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo với đậu xanh thơm ngọt bùi, một chút tiêu cay nhẹ cùng món thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết cổ truyền thú vị của người Việt.  Hương vị tuyệt vời của bánh Chưng không thể lẫn vào đâu được, một thứ bánh ngon tròn vị, ăn không hoặc ăn kèm với một chút đường sẽ thật sự rất ngon và đỡ ngán, có nhà còn chiên bánh Chưng lên nữa, ăn cũng rất ngon luôn bạn nhé.
Bánh chưng: Nếu miền Nam và Trung có bánh tét thì 3 bữa cơm ngày tết ở miền Bắc không thể thiếu bánh chưng. Hiện, để phù hợp với nhu cầu giảm cân, ăn chay... một số gia đình đã chuyển sang bánh chưng chay, bánh chưng gạo lứt... 
THỊT ĐÔNG LẠNH Món thịt đông là món ngon ngày Tết đối với người miền Bắc, được dùng nhiều mùa đông và Tết, một trong những món ăn đặc biệt và mang tính truyền thống, độc đáo và tinh túy của người miền Bắc. Thịt đông thường được chế biến bằng chân giò, tai, bì lợn và bảo quản trong tủ lạnh cho thịt đông lại thì trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Món này ăn vào bạn sẽ cảm nhận được độ ngậy và mát cả răng miệng.
Thịt đông thường được chế biến bằng da heo, tai heo, các loại rau củ, đặt trong ngăn mát tủ lạnh sao cho lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. 
4. NEM RÁN   Nếu ẩm thực miền Trung có nem nướng thì ẩm thực miền Bắc không thể thiếu được món nem rán tuyệt vời này. Bên trong được làm từ thịt, nấm mèo, mộc nhĩ và giá rồi đem rán lên tới khi bên ngoài màu vàng óng.  Nem rán được coi là một món ăn ngày Tết ngon độc đáo và hấp dẫn cực kỳ đối với người miền Bắc, nên nó còn được gọi với cái tên “quốc hồn qu
Nem rán được coi là một món ăn không thể thiếu trong mọi mâm cỗ hay bữa cơm ngày tết của người miền Bắc. Tùy sở thích, phần nhân của món ăn sẽ được gia giảm thịt heo, tôm, cua, nấm mèo, cà rốt... Gần đây, để tiết kiệm thời gian, nhiều gia đình sẽ gói nhiều nem và bảo quản trong tủ đông, khi cần, sẽ mang ra chiên ngập dầu hay bỏ vào nồi chiên không dầu (không cần rã đông). 
 Giò lụa Giò lụa (miền Nam gọi chả lụa) là món ăn rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nguyên liệu chính của món giò lụa là thịt heo giã nhuyễn, mịn kết hợp cùng các gia vị như nước mắm, tiêu,... bọc lá chuối bên ngoài và sau đó luộc hoặc hấp thật kỹ. Khi chín, giò có màu hồng nhạt hoặc màu trắng, mùi vị thơm ngon.
Giò lụa (miền Nam/Trung gọi chả lụa) cũng là món ăn quen thuộc trong mâm cơm miền Bắc dịp tết Nguyên đán hay các dịp giỗ, tiệc trong năm. Theo truyền miệng, tạo hình vỏ chuối xanh bọc lớp giò, món ăn này có nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”.

 

An Huỳnh (tổng hợp)

Nguồn ảnh: Internet

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI