Những lỗi thường thấy khi chăm sóc móng tay

15/03/2014 - 16:00

PNO - PNO – Bàn tay- một trong những bộ phận “mặt tiền” của phái đẹp và phần đông chị em đều tự chăm sóc móng ở nhà. Tuy nhiên, với suy nghĩ việc làm móng rất đơn giản nên nhiều bạn đã mắc phải lỗi và vô tình làm đôi bàn tay...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhung loi thuong thay khi cham soc mong tay 

Ảnh minh họa: internet

Cắt phạm da

- Một trong những công đoạn của làm móng là cắt da. Nhiều người thường sơ ý cắt quá nhiều da, điều này sẽ làm da của bạn càng nhanh mọc. Quan trọng hơn, lớp da biểu bì thường có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công nếu lớp da bên ngoài “biến mất”. Do đó, khi cắt da bạn cần cẩn thận và đừng quên thoa dầu dưỡng ẩm cho móng trước khi đặt kềm vào tay. Việc dưỡng ẩm cho móng cũng là cách tránh làm đau móng tay trong khi bạn cắt da.

 Nhung loi thuong thay khi cham soc mong tay

Dũa móng tới lui

Đầu móng tay rất dễ bị vỡ, chẻ móng hoặc gãy. Việc dũa móng tới lui sẽ làm cho móng tay của bạn dễ mắc phải tình trạng này. Do đó bạn chỉ nên dũa móng theo một hướng. Dùng dũa đặt ở góc ngoài của móng và dũa một đường từ góc móng đến giữa móng. Sau đó lặp lại thao tác này với góc móng còn lại.

 Nhung loi thuong thay khi cham soc mong tay

Bỏ qua công đoạn chà nhám

Chà nhám là một công đoạn rất cần thiết trong quá trình làm móng, bởi nó có thể làm nhẵn bề mặt của móng và tẩy phần sơn cũ trên móng. Chà nhám còn giúp cho nước sơn mới bám chặt vào móng. Tuy nhiên, nếu bạn chà nhám mạnh sẽ dễ làm móng bị vỡ. Do đó, nếu muốn nước sơn thêm bóng và mượt, bạn chỉ cần chà nhám nhẹ nhàng trên bề mặt móng tay.

 Nhung loi thuong thay khi cham soc mong tay

  Bỏ qua lớp sơn dưỡng

Màu sơn sẽ đẹp hơn khi móng tay bạn được phủ một lớp sơn dưỡng (sơn nền) trước đó. Ngoài ra, lớp sơn nền còn giúp ngăn ngừa vết bẩn bám trên móng và giữ cho nước sơn được lâu hơn.

 Nhung loi thuong thay khi cham soc mong tay

Không ngâm móng trước khi cắt da

Ngâm móng trước khi cắt, dũa sẽ giúp cho các công đoạn làm móng trở nên dễ dàng hơn và an toàn hơn. Do đó, dù vội, bạn cũng nên dành từ 5-10 phút để ngâm móng hoặc thoa kem dưỡng ẩm, để đảm bảo an toàn khi cắt da.

 Nhung loi thuong thay khi cham soc mong tay

 Quét nước sơn quá dày

Một lớp sơn mỏng cho một lần quét là bí quyết giữ màu sơn được lâu. Nước sơn trên cọ quá dày sẽ làm cho móng tay bạn dễ bị bong tróc sơn. Do đó, bạn nên nhúng cọ trong chai sơn và đảm bảo nước sơn chỉ bám trên một bên cọ. Ngoài ra giữa các lớp sơn nên cách nhau khoảng một phút.

 Nhung loi thuong thay khi cham soc mong tay

Sơn móng sau khi thoa kem dưỡng ẩm

Sau khi làm móng, bạn thường thoa kem dưỡng cho da để giúp bàn tay sạch sẽ và mềm mại. Tuy nhiên, điều này sẽ gây nên lớp dầu giữa móng tay và nước sơn, làm nước sơn khó “ăn” vào móng. Vì vậy, sau khi thoa kẽm dưỡng ẩm móng, bạn nên dùng bông lau sạch lớp này trước khi sơn lớp nền.

 Nhung loi thuong thay khi cham soc mong tay

Không “bảo quản” đầu móng

Nếu bạn thường xuyên phải gõ máy tính, móng tay sẽ là nạn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều bạn gái không để ý đến điều này. Do đó, để bảo vệ móng tay, bạn nên dùng sơn dưỡng phủ những cạnh móng và một phần mặt dưới của móng.

Nhung loi thuong thay khi cham soc mong tay

Cẩm Nhung (Theo Prevention)


 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI