PNO - Những địa điểm thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi ngày của Ý giờ đây vắng lặng vì lệnh phong tỏa nhằm chống dịch COVID-19.
"Bậc thang Tây Ban Nha" (The Spanish steps) gồm 137 bậc, nằm ở thành phố Rome, Ý được xây dựng từ năm 1723 - 1725. Công trình tại Ý nhưng mang tên Tây Ban Nha vì đây là nơi trụ sở Đại sứ quán Tây Ban Nha từng tọa lạc. Công trình nổi tiếng hơn sau khi bộ phim Roman Holiday ra mắt vào năm 1953.
Mỗi ngày, nơi đây đều đón số lượng khách rất lớn, nhiều thời điểm trong tuần bị quá tải. Tuy nhiên, trong bức ảnh do phóng viên Reteurs chụp vào 10/3 - ngày đầu tiên Ý ban hành lệnh phong tỏa, chỉ lác đác vài người có mặt tại di tích.
Xung quanh quảng trường lớn Milan (Duomo Square) - được xây dựng vào năm 1862 - tập trung nhiều kiến trúc quan trọng nhất của Ý gồm nhà thờ lớn nhất quốc gia (Doumo Milan xây dựng vào năm 1386) và trung tâm thương mại lâu đời nhất - Galleria Vittorio Emanuele II (xây dựng vào năm 1865 do kiến trúc sư Giuseppe Mengoni thực hiện). Sau khi Milan bị phong tỏa, một hình ảnh chưa từng thấy tại quảng trường khi người dân có thể thoải mái đạp xe trong khi trước đó, khách du lịch tìm được một khoảng hở để chụp ảnh nơi cũng không thể.
Trước thời gian phong tỏa vì dịch COVID-19, du khách thường xuyên lui tới ăn uống, vui chơi tại nhiều nhà hàng, quán bar nằm dọc tuyến đường Vie del Corso thuộc trung tâm thành phố Rome. Tuy nhiên, cùng với lệnh đóng cửa quán bar, nhà hàng vào lúc 18g, chính quyền tại Ý thông báo hạn chế du khách rời khỏi khách sạn nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm, đường phố Vie del Corso bình lặng hiếm thấy, chỉ vài người dân đi bộ trên vỉa hè.
Ngoài các khu vực ăn uống, Galleria Vittorio Emanuele II có một khu mua sắm trong nhà 4 tầng, tập trung nhiều thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới nên tại đây chưa bao giờ vắng du khách. Nhưng với lệnh phong tỏa của chính phủ, Galleria Vittorio Emanuele II không tránh khỏi kịch bản chung cho các địa điểm mua sắm, du lịch công cộng.
Quảng trường San Marco là địa điểm nổi tiếng nhất của thành phố Venice, Ý. Tới quảng trường San Marco, du khách có thể chiêm ngưỡng tháp chuông Campanile và các công trình được xây dựng theo kiến trúc phong cách Gothic như nhà thờ Vàng San Marco, lâu đài Doge’s Palace.
Mỗi ngày, để được tham quan lâu đài Doge’s Palace, du khách phải chấp nhận bỏ nhiều thời gian vì lượng người quá đông nhưng hiện tại, đối tượng có mặt chủ yếu ở nơi này là các chú... bồ câu.
Một góc ven sông tại quảng trường San Marco, nơi nhiều chiếc thuyền Gondola mũi cong đợi khách mỗi ngày. Thường sau khi dạo khắp các công trình kiến trúc nổi bật tại quảng trường, du khách sẽ đến bến thuyền để nghỉ ngơi, hoặc có thể tập trung ở đây để bắt đầu tour khám phá thành phố Venice bằng đường sông. Sau khi Ý phong tỏa, nơi này như một "bờ sông ma".
Đài phun nước Trevi ở quận Trevi, Rome do kiến trúc sư người Ý - Nicola Salvi thiết kế, cao 26,3m và rộng 49,15m, được xây dựng từ năm 1932. Trevi là đài phun nước phong cách Baroque lớn nhất ở thành phố Roma và là một trong những đài phun nước nổi tiếng nhất thế giới. Thường ngày, du khách chật vật để chụp được những bức ảnh tạo dáng tại đây, còn bây giờ, công trình như một cỗ máy đang ngủ.
Kênh đào nổi tiếng nhất thành phố Venice (Grand Canal Venice) dài 4km với hơn 45 kênh nhỏ dẫn nước về. Ước tính, khi xuôi mái chèo trên kênh, du khách có thể nhìn ngắm hơn 170 công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách Gothic, phong cách Baroque.
Nếu đến đây vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 9, du khách sẽ được tham gia lễ hội đua thuyền Regata Storica. Nhưng đó là trước khi có lệnh phong tỏa, hiện tại, kênh Canal vắng đi hình ảnh đông đúc thuyền nối thuyền chở khách như trước. Những chiếc Gondola mũi cong chỉ biết "nằm'' chờ tại bến vì không có du khách ghé đến.
Chia sẻ bài viết: |
TikTok bị chỉ trích vì thái độ “thờ ơ” trước tình trạng trẻ em tự quay video dung tục gửi cho người lạ để đổi lấy tiền, quà.
Các nhà chức trách Lào đã báo cáo thêm một nạn nhân là người Anh tử vong nghi do ngộ độc methanol.
Theo điều tra dân số toàn quốc lần thứ bảy, Trung Quốc đang “dư” gần 35 triệu nam giới so với phụ nữ, khiến tỉ lệ giới tính chênh lệch quá lớn,
Mệnh danh là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, nhiều năm qua thủ đô Delhi (Ấn Độ) luôn chìm trong khói bụi và sương mù.
Hội đồng địa phương đảo Skyros đã bác bỏ kế hoạch phát triển đô thị được đề xuất để ủng hộ việc duy trì lối sống truyền thống của nơi này.
Các chuyên gia đã cảnh báo về mối nguy hiểm của căn bệnh 'sốt lười' đáng sợ, sau khi loại virus này truyền từ mẹ sang thai nhi khiến thai chết lưu.
Ngày 20/11, một phụ nữ Thái Lan được cho là kẻ giết người hàng loạt đã bị kết án tử hình vì tội giết người bằng xyanua.
Nghiên cứu mới cho thấy hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành y của Trung Quốc, đều từng nếm trải ít nhất 1 hành vi xấu từ cấp trên.
Từ một người muốn kết thúc cuộc đời nhưng rồi được cứu sống, Derek Pfaff, cho biết anh đã được trao "cơ hội sống thứ hai" nhờ ca phẫu thuật ghép mặt.
Trường hợp thiếu niên bị nhiễm cúm gia cầm ở British Columbia cho thấy, vi-rút đã trải qua biến đổi, để dễ lây truyền từ người sang người hơn.
Ngày 19/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố chọn nữ đô vật chuyên nghiệp Linda McMahon làm Bộ trưởng Giáo dục.
Một cuộc khảo sát toàn cầu do một công ty nghiên cứu của Pháp thực hiện cho thấy người Nhật Bản ít khi hài lòng về đời sống tình yêu.
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vắc xin đậu mùa khỉ (mpox) của công ty dược phẩm Nhật Bản KM Biologics để sử dụng khẩn cấp.
Việc nhiều trường học phải đóng cửa vì thiếu học sinh do tỉ lệ sinh thấp đang đe dọa triển vọng của nghề giáo ở nhiều nơi trên thế giới.
Bộ Phụ nữ, trẻ em và bảo vệ xã hội Fiji báo động về số lượng các vụ lạm dụng và bỏ bê trẻ em ngày càng tăng.
Theo báo cáo do Cục Cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) công bố ngày 19/11, tổng cộng có 180.715 phụ nữ được báo cáo là nạn nhân của bạo lực.
Ngày càng nhiều trường mẫu giáo và nhà trẻ sẽ đóng cửa trong tương lai, dẫn đến cơ sở hạ tầng chăm sóc trẻ em không đầy đủ.
Gần đây, Na Uy đã giới thiệu TV BRA - kênh truyền hình đầu tiên trên thế giới do những người khuyết tật học tập điều hành.