Những học sinh khai giảng trong… bệnh viện

02/09/2019 - 06:30

PNO - Sau những tháng nghỉ hè sôi động, thay vì háo hức đến trường dự lễ khai giảng, vui vì gặp lại thầy cô, bạn bè, nhiều em học sinh lại ngậm ngùi đón năm học mới trong Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Một ngày đầu tháng 9/2019, lớp học ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM do cô Đinh Thị Kim Phấn phụ trách lại đón thêm nhiều em học sinh mới. Các em đến từ những tỉnh, thành trên cả nước, tuổi tác khác nhau, trường lớp khác nhau và không thể tham dự lễ khai giảng năm học mới ở trường vì mắc bệnh ung thư.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Năm nay, lớp học đón thêm nhiều học sinh mới từ 3 đến 14 tuổi, có lẽ chưa hiểu hết về căn bệnh của mình, các em đều mong được truyền thuốc thật nhanh để kịp về dự khai giảng năm học mới.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Đã được mẹ mua cặp sách, đồng phục mới tinh, bé Nguyễn Thị Thanh Thúy (6 tuổi, ở Bình Định) đang háo hức đợi ngày khai trường thì phát hiện bị khối u quái ác. Hôm nay em đến lớp học ở Bệnh viện Ung bướu với chai dịch truyền.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Tuy mới 10 tuổi nhưng nhiều năm liền, bé Tống Mỹ Linh là học trò cưng của cô Phấn. Linh có đôi mắt sáng, thông minh, em vừa phẫu thuật xong nhưng luôn cười tươi trong suốt giờ học.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Thấy cậu học sinh mới, bé trai vội vã nắm tay dẫn vào chỗ ngồi: "Anh học ở đây 2 năm rồi, em mới vào phải không? Em đừng có sợ, học ở đây vui lắm, em ngồi kế bên anh này".
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Em tên là Eo Kai (6 tuổi, ở Đắk Lắk), năm nay em vào lớp 1, "trường Bệnh viện Ung bướu TP.HCM", phòng số 1. 
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Sau những giây phút làm quen, các em học sinh mới bớt ngại ngùng, say sưa đánh vần, đọc chữ theo cô giáo, nhóm học sinh bước vào mẫu giáo, lớp Một năm nay có đến 4 em, cấp 2 có thêm 2 em khiến bao nhiêu nỗi buồn thêm chồng chất ở lớp học.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Chọn bút chì có hình con gấu, em bé say sưa nối nét thẳng, nét nghiêng, những nét chữ đơn giản đầu đời giúp em vơi đi phần nào đau đớn từ căn bệnh quái ác.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Không bảng đen, không phấn trắng, không có giờ kiểm tra nhưng những bông hoa điểm 10 cứ lần lượt nở cùng nụ cười tươi rói của những đứa trẻ lẽ ra đã kịp vào lớp Một.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Những dây truyền chằng chịt, vướng víu không làm các em nản lòng, các con chữ vẫn được viết một cách tròn trịa, ngay hàng.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Bé Nguyễn Yến Nhi (bìa trái, 13 tuổi, ở Bến Tre) nhìn quanh ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều em nhỏ cùng học chung, Nhi đã hoàn tất chương trình học lớp 7. Trong thời gian chờ khai giảng năm học mới, Nhi bất ngờ bị ngất xỉu, người sốt run, cha mẹ đưa vào bệnh viện thăm khám, bác sĩ nói em bị u não. Nhi ôm sách vào giường bệnh.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Chưa quen với dây truyền dịch vướng víu nên nhiều lần cố gắng viết, Nhi chán nản muốn từ bỏ, nhưng được các cô, các anh chị tình nguyện viên khích lệ, em mau chóng quay lại chỗ ngồi. Nhìn dịch truyền nặng nề nhỏ giọt, Nhi luôn hy vọng sẽ kịp về quê để tiếp tục đến trường.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Có cùng lo lắng với Nhi, bé Trịnh Văn Tùng (áo vàng, 12 tuổi, ở Thanh Hóa) cũng cố gắng tranh thủ những lúc còn khỏe để ôn lại bài. "Em đã bỏ lỡ kỳ thi cuối học kỳ 2 năm lớp 6, lần này về phải học lại, em sợ quên bài nên lên đây nhờ các cô chỉ thêm", Tùng buồn hiu.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Ngoài cô giáo, anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học cũng tận tình vào lớp giảng bài cho những bé không may bỏ lỡ việc học nửa chừng. Sau khi truyền thuốc, nếu được về và tiếp tục học, các em sẽ bắt kịp chương trình trên lớp.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien
Vết sẹo mổ khối u não vừa lành, bé Linh lại tiếp tục đến lớp.
Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien

Cô Phấn cho biết: "Đối với tôi, đầu mỗi năm học đều có một cảm xúc khó tả, nhất là khi lớp nhận thêm những học sinh mới, bởi ngoài tập, sách, các em đi học có thêm bình truyền, dây truyền, có những em mệt lả nhưng vẫn cố gắng ngồi.

Nhìn các em háo hức đợi về khai giảng thấy thương lắm, bởi tôi biết con đường đến trường sẽ rất khó khăn cho các em. Có nhiều em đâu kịp khai trường, năm nay, lớp có hơn 20 học sinh, lại có khoảng 5 học sinh mới đến, nhưng 3 học sinh cũ đã ra đi, các em yên nghỉ rồi, không thể đến lớp nữa, vở chỉ là kỷ niệm".

Nhung hoc sinh khai giang trong… benh vien

Ngày khai trường năm nay, lớp cô Phấn vắng đi 3 bạn học sinh ngoan hiền. Tuy "tốt nghiệp" về với đất, nhưng các em vẫn là thành viên của lớp, sách vở của các em được để ở một nơi trang trọng trong lớp học, với tên gọi "vở kỷ vật", lưu lại nét chữ ngày nào.

Sự cố gắng không mệt mỏi của những học sinh sớm rời xa ghế nhà trường nhưng vẫn luôn tìm đến tri thức khiến những ai chứng kiến đều xót xa xen lẫn cảm phục. 10 năm nay, ngoài những phụ huynh xin tập vở của con đem về nhà, cô Phấn đã lưu giữ khoảng 1.000 quyển vở như thế.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI