Những hình ảnh khó tin về đại dịch châu chấu ở Kenya

26/02/2021 - 14:09

PNO - Hàng chục triệu con châu chấu tạo nên những vùng đen trên bầu trời, thậm chí tạo nên một lớp màn phủ che khuất tầm nhìn trên những cánh đồng.

 

Kenya đang phải đối diện với đại dịch châu chấu khủng khiếp trong nhiều thập niên qua.
Kenya đang phải đối diện với đại dịch châu chấu khủng khiếp trong nhiều thập niên qua. Chúng phá hoại mùa màng, tấn công nhiều thảm thực vật. 
Mỗi bầy châu chấu có thể di chuyển đến 150km mỗi ngày. Mỗi bầy có khoảng 40-80 triệu con trên khoảng 1km vuông.
Bầy châu chấu có thể di chuyển đến 150km mỗi ngày. Mỗi bầy có khoảng 40-80 triệu con trên khoảng 1km vuông.
Joseph Mejia, một nông dân cho biết: “Chúng tấn công mọi cây trồng. Có khi bạn sẽ không phân biệt được đâu là châu chấu, đâu là cây vì chúng có số lượng rất khủng khiếp”.
Joseph Mejia, một nông dân cho biết: “Chúng tấn công mọi cây trồng. Có khi bạn sẽ không phân biệt được đâu là châu chấu, đâu là cây vì chúng có số lượng rất khủng khiếp”.
Một người đàn ông đứng trên đỉnh đồi ở Nanyuki bị nhấn chìm trong 'biển' châu chấu.
Một người đàn ông đứng trên đỉnh đồi ở Nanyuki bị nhấn chìm trong "biển" châu chấu.
Hàng triệu con châu chấu đang bao vây một người đàn ông đang di chuyển trên cánh đồng cỏ.
Hàng triệu con châu chấu đang bao vây một người đàn ông đang di chuyển trên cánh đồng cỏ.

 Clip châu chấu xâm chiếm ở Kenya:

 

 

Nguyên nhân của hiện tượng này được các nhà khoa học phân tích do các vùng biển ấm lên, tạo nhiều mưa, “đánh thức những quả trứng châu chấu ngủ đông”. Những cơn lốc xoáy cũng góp phần phân tán chúng đi nhiều nơi, mạnh, thường xuyên hơn.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng này do các vùng biển ấm lên, tạo nhiều mưa, “đánh thức những quả trứng châu chấu ngủ đông”. Những cơn lốc xoáy cũng góp phần phân tán chúng đi nhiều nơi, mạnh, thường xuyên hơn.
Một vùng đất rộng lớn bị châu chấu xâm chiếm.
Một vùng đất rộng lớn bị châu chấu xâm chiếm.
Nhưng công ty khởi nghiệp The Bug Picture hy vọng sẽ biến dịch hại thành lợi nhuận, “mang hy vọng cho những người vô vọng” đang có mùa màng bị phá hoại bởi loài côn trùng này.
Nhưng công ty khởi nghiệp The Bug Picture hy vọng sẽ biến dịch hại thành lợi nhuận, “mang hy vọng cho những người vô vọng” đang có mùa màng bị phá hoại bởi loài côn trùng này. Trong ảnh, một người đàn ông đang vác một bao châu chấu thu hoạch được để chuẩn bị bán.
The Bug Picture đang làm việc với người dân xung quanh khu vực Laikipia, Isiolo và Samburu ở miền trung Kenya để thu hoạch côn trùng và nghiền nhỏ, biến chúng thành thức ăn gia súc giàu protein và phân bón hữu cơ cho các trang trại.
The Bug Picture đang làm việc với người dân xung quanh khu vực Laikipia, Isiolo và Samburu ở miền trung Kenya để thu hoạch côn trùng và nghiền nhỏ, biến chúng thành thức ăn gia súc giàu protein và phân bón hữu cơ cho các trang trại.
Các công nhân dùng thùng để nghiền những bao tải chứa đầy châu chấu sa mạc đã thu hoạch, tại một trang trại gần thị trấn Rumuruti.
Các công nhân dùng thùng để nghiền những bao tải chứa đầy châu chấu sa mạc đã thu hoạch, tại một trang trại gần thị trấn Rumuruti.
Xác châu chấu đã được nghiền nhuyễn.
Xác châu chấu đã được nghiền nhuyễn.
Laura Stanford, người sáng lập The Bug Picture, cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng tạo ra hy vọng trong một tình huống vô vọng và giúp những cộng đồng này thay đổi quan điểm của họ để coi những loài côn trùng này như một loại cây trồng theo mùa có thể thu hoạch và bán lấy tiền”.
Laura Stanford, người sáng lập The Bug Picture, cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng tạo ra hy vọng trong một tình huống vô vọng và giúp những cộng đồng này thay đổi quan điểm, coi những loài côn trùng này như một loại cây trồng theo mùa có thể thu hoạch và bán lấy tiền”.
Công ty này trả cho Mejia và những người hàng xóm của anh ta 50 shilling Kenya (0,4566 USD) cho mỗi kg côn trùng. Châu chấu được thu nhặt vào ban đêm bằng đèn đuốc khi chúng đang nghỉ ngơi trên các bụi cây.
Công ty này trả cho Mejia và những người hàng xóm của anh ta 50 shilling Kenya (0,5 USD) cho mỗi kg côn trùng. Châu chấu được thu nhặt vào ban đêm khi chúng đang nghỉ ngơi trên các bụi cây.
Người dân cũng giăng bẫy bắt châu chấu vào ban ngày.
Người dân cũng giăng bẫy bắt châu chấu vào ban ngày.

Trung Sơn (theo Reuters)

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=