Những hiện vật vô giá nơi “tiểu đội thép” viết nên huyền thoại bất tử

20/07/2024 - 16:54

PNO - Những dụng cụ thô sơ như cuốc, xuổng, cào, xe cút kít... từng được “tiểu đội thép” dùng để san lấp hố bom, giữ mạch máu giao thông huyết mạch cho các đoàn xe từ hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.

Truông Bồn là một đoạn đèo dốc dài 5km trên dãy núi Thung Nưa nằm trên tuyến đường chiến lược 15A (còn gọi là đường 30) đi qua địa phận xã Mỹ Sơn (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An). Ngày nay, Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn được xây dựng trên diện tích 21,7ha.
Truông Bồn là một đoạn đèo dốc dài 5km trên dãy núi Thung Nưa nằm trên tuyến đường chiến lược 15A (còn gọi là đường 30) đi qua địa phận xã Mỹ Sơn (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An). Ngày nay, Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn được xây dựng trên diện tích 21,7ha.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là “tuyến đường độc đạo” kết nối các huyết mạch giao thông từ hậu phương miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Vì vậy, nơi đây từng là “tọa độ chết” khi hứng chịu tới 18.936 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là “tuyến đường độc đạo” kết nối các huyết mạch giao thông từ hậu phương miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Vì vậy, nơi đây từng là “tọa độ chết” khi hứng chịu tới 18.936 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa.
Để bảo vệ vị trí chiến lược của Truông Bồn, lực lượng TNXP, bộ đội Quân khu 4 và các lực lượng khác cùng nhân dân địa phương đã xả thân chiến đấu, ngày đêm san lấp hố bom đản bảo đường thông suốt, làm cọc tiêu sống dẫn đường cho các đoàn xe quân sự đi qua để chi viện cho chiến trường miền Nam.
Để bảo vệ vị trí chiến lược của Truông Bồn, lực lượng thanh niên xung phong (TNXP), bộ đội Quân khu 4 và các lực lượng khác cùng nhân dân địa phương đã xả thân chiến đấu, ngày đêm san lấp hố bom đảm bảo đường thông suốt, làm cọc tiêu sống dẫn đường cho các đoàn xe quân sự đi qua để chi viện cho chiến trường miền Nam.
Gần 7g ngày 31/10/1968, 13/14 chiến sĩ TNXP “tiểu đội thép” anh dũng hy sinh trong một đợt ném bom của máy bay Mỹ. Họ đã mãi nằm xuống ở “tọa độ lửa” trong ca trực cuối cùng trước khi lệnh ngừng bắn miền Bắc có hiệu lực.
Gần 7g ngày 31/10/1968, 13/14 chiến sĩ TNXP “tiểu đội thép” anh dũng hy sinh trong một đợt ném bom của máy bay Mỹ. Họ đã mãi nằm xuống ở “tọa độ lửa” trong ca trực cuối cùng trước khi lệnh ngừng bắn miền Bắc có hiệu lực.
Về với Truông Bồn hôm nay, du khách có thể tìm lại những ký ức thời khói lửa qua những hiện vật chiến tranh được trung bày tại bảo tàng Khu di tích Quốc gia Truông Bồn.
Về với Truông Bồn hôm nay, du khách có thể tìm lại những ký ức thời khói lửa qua những hiện vật chiến tranh được trưng bày tại bảo tàng Khu di tích Quốc gia Truông Bồn.
Mỗi hiện vật chứa đựng một thông tin riêng, song tất cả cùng chung thông điệp sức mạnh của tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của thế hệ TNXP thời chống Mỹ.
Mỗi hiện vật chứa đựng một thông tin riêng, song tất cả cùng chung thông điệp sức mạnh của tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của thế hệ TNXP thời chống Mỹ.
Những dụng cụ thô sơ như cuốc, xuổng, cào... từng được lực lượng TNXP dùng để san lấp hố bom.
Những dụng cụ thô sơ như cuốc, xuổng, cào... từng được lực lượng TNXP dùng để san lấp hố bom.
Chỉ với những vật dụng thô sơ đan từ tre nứa, những cô gái, chàng trai ở “tiểu đội thép” năm xưa đã nỗ lực vận chuyển đất đá, góp phần mở đường cho xe thông tuyến qua “tọa độ lửa”.
Chỉ với những vật dụng thô sơ đan từ tre nứa, những cô gái, chàng trai ở “tiểu đội thép” năm xưa đã nỗ lực vận chuyển đất đá, góp phần mở đường cho xe thông tuyến qua “tọa độ lửa”.
Chiến tranh lùi xa, “tọa độ chết” năm nào nay đã được hồi sinh, trở thành biểu tượng lịch sử của TNXP Việt Nam, “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Chiến tranh lùi xa, “tọa độ chết” năm nào nay đã được hồi sinh, trở thành biểu tượng lịch sử của TNXP Việt Nam, “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Vườn cây trong khuôn viên khu di tích với hơn 1.500 cây cảnh các loại được hơn 1.000 tổ chức, cá nhân cung tiến đã phủ sắc xanh tươi mới, đầy sức sống trên mảnh đất huyền thoại.
Vườn cây trong khuôn viên khu di tích với hơn 1.500 cây cảnh các loại được tổ chức, cá nhân hiến tặng đã phủ sắc xanh tươi mới, đầy sức sống trên mảnh đất huyền thoại.
Ông Phan Trọng Lộc - Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn - cho biết, mỗi năm, Truông Bồn đón tiếp khoảng 500.000 lượt khách về thăm, dâng hương. Nhiều nhất là tháng 7, đơn vị này phải tăng cường thêm lực lượng từ Tỉnh đoàn Nghệ An lên hỗ trợ, tiếp đón du khách.
Ông Phan Trọng Lộc - Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn - cho biết, mỗi năm, Truông Bồn đón tiếp khoảng 500.000 lượt khách về thăm, dâng hương. Nhiều nhất là tháng 7, đơn vị này phải tăng cường thêm lực lượng từ Tỉnh đoàn Nghệ An lên hỗ trợ, tiếp đón du khách.
Bên cạnh mộ chung 13 anh hùng liệt sĩ TNXP, du khách khó cầm được nước mắt khi nghe hướng dẫn viên thuyết minh về lịch sử của Truông Bồn, những câu chuyện hết sức chân thực về “tiểu đội thép” năm xưa.
Bên ngôi mộ chung 13 anh hùng liệt sĩ TNXP, du khách khó cầm được nước mắt khi nghe hướng dẫn viên thuyết minh về lịch sử của Truông Bồn, những câu chuyện hết sức chân thực về “tiểu đội thép” năm xưa.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI