PNO - Tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2, có những em bé vừa lọt lòng mẹ đã bị bỏ rơi. Các bé sống trong tình yêu thương của các bác sĩ, điều dưỡng. Mỗi khi thoáng thấy các cô điều dưỡng, bác sĩ đi ngang qua, các bé hé mắt nhìn, giơ tay đòi ẵm bồng, yêu thương...
|
Những em bé mong chờ gia đình đón về nhà |
Sắp tới giờ thăm nuôi, gặp em bé, cha mẹ, người thân của các "thiên thần nhí" đến chờ gặp con đông dần. Tưởng chừng khoa Sơ sinh là nơi nhiều niềm vui, ấm áp nhất, nhưng ở đây có những trẻ vừa sinh ra đã phải mòn mỏi chờ cha mẹ đón về nhà. |
Những ngày qua, các bác sĩ, điều dưỡng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM dường như tất bật hơn. Chỉ trong thời gian ngắn, nơi này đón nhận đến 4 em bé sinh non chỉ vài tháng tuổi. Các con khóc ngằn ngặt đòi mẹ, các con chưa đủ lớn để biết mình bị bỏ rơi. |
Nghe bé khóc, các cô điều dưỡng liền pha sữa cho con bú, con ngoan và bú rất giỏi. |
Bé trai hơn 3 tháng tuổi, bị mẹ bỏ lại bệnh viện từ khi vừa lọt lòng vì sinh non, mắc nhiều biến chứng liên quan đến mắt, hô hấp. Qua thời gian điều trị, bé đã dần ổn định, sức khỏe khá lên. Những khi cảm nhận các cô điều dưỡng, bác sĩ đi ngang qua, con giật mình đòi ẵm bồng. |
No sữa, các con ngủ ngon lành chờ cha mẹ đến đón về. Nhiều tháng qua, dù bệnh viện tích cực liên hệ với người nhà theo số điện thoại đăng ký trước đó nhưng đa phần đều không liên lạc được. Cũng có trường hợp người nhà tắt máy ngang khi thấy số điện thoại gọi đến là của bệnh viện. |
ThS.BS Nguyễn Thị Kim Nhi - Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết: "4 bé sinh non bị bỏ lại bệnh viện chỉ mới vài tháng tuổi, vừa biết bú sữa. Lúc trước, ở đây có vài trẻ mắc dị tật bẩm sinh nhưng hiện 7 bé đã được điều trị các bệnh lý liên quan đến sinh non, hiện sức khỏe các bé ổn định, có bé hoàn toàn khỏe mạnh. Có lần, chúng tôi lấy điện thoại cá nhân gọi thử, mẹ của bé bắt máy nhưng vừa nghe giới thiệu đã tắt ngang, dù bệnh viện đã cho biết sẽ không thu phí điều trị của các bé". |
Nghe tiếng bác sĩ, bé trai mở mắt nhìn rồi chợt mỉm cười khi bác sĩ Nhi gọi "Con ơi, ăn sữa nha". |
Bé Bình (2 tuổi) bị bỏ lại khoa Sơ sinh từ lúc dịch COVID-19 đến nay, bé đẹp trai, thông minh và rất thích cười. Điều dưỡng Bùi Hồng Nga vừa pha sữa cho bé Bình vừa nói: "Bé Bình lớn rồi, biết hết đó, mỗi lần nghe chuông điện thoại reo là bé mở mắt bò lại, dường như rất mong ngóng người thân đến đón. Có một lần, gọi điện thoại cho mẹ bé Bình, chị bắt máy, nhưng chưa nghe hết câu đã tắt rồi. Chúng tôi cũng hay gửi hình của Bình vào Zalo từ số điện thoại của mẹ Bình, mong rằng chị thấy con mình khỏe mạnh, đẹp đẽ sẽ sớm đến đón con về". |
Chỉnh lại chiếc gối nằm cho Bình, điều dưỡng Nga cho biết có thể cha mẹ của Bình có khó khăn riêng, nhưng chị rất mong họ sẽ suy nghĩ lại. "Hôm trước có một bé bị bỏ lại đây hơn nửa năm, chúng tôi cứ gọi điện thoại, nhắn nhủ, may mắn, người cha đã đến rước bé về nhà. Hy vọng các con ở đây cũng sớm được về với vòng tay yêu thương của cha mẹ", chị Nga nói. |
Bình đang dần lớn, các "mẹ" ở khoa sơ sinh cũng không đặt tên thân mật cho con, để con nhớ cái tên mà mẹ ruột đã đặt cho mình cùng mong ước bình an. |
Cũng như Bình, bé Hân (1 tuổi) chỉ có các cô và em gấu bông màu hồng làm bạn. Cứ mỗi lần các cô bác sĩ, điều dưỡng bận việc, bé Hân nằm chơi với em gấu bông. |
Em bé ngây thơ đang sống trong tình thương của các cô, các chú khoa sơ sinh. Con còn quá nhỏ để biết vừa chào đời, đã phải "mồ côi". Trung bình cứ mỗi tuần lại có vài bé bị mẹ vội vàng chối bỏ. Các cô điều dưỡng, bác sĩ tại đây vẫn ngày ngày chăm sóc, chữa trị để các con khỏe mạnh và tin rẳng cha mẹ sẽ sớm đến đón bé về. |
Tã, sữa, thuốc thang... bệnh viện cùng mạnh thường quân đang bên cạnh bé, nhưng điều mà các bé cần là một mái nhà yêu thương. Các bác sĩ chắc chắn rằng, nếu thấy con mình, các ông bố bà mẹ có thể đón bé về nhà, bệnh viện sẽ không thu viện phí hay tiền chăm sóc các bé trong thời gian qua. |
Tam Nguyên - Phạm An
Chia sẻ bài viết: |
Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, hoặc có khối u ở tử cung có nguy cơ tử vong trước tuổi 70...
Sau khi tập luyện với cường độ cao, nam huấn luyện viên thể hình bị khó thở, đau tức ngực và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn lo âu hoảng sợ hay stress cấp tính làm cho người bệnh cảm thấy hoảng loạn.
Người đàn ông lái máy xúc (36 tuổi) ở Thanh Hóa phải thở máy, lọc máu liên tục sau nhiều ngày sốt cao không giảm.
Bé gái 10 tuổi ở Phú Thọ nhập viện trong tình trạng men gan tăng cao gấp 70 lần so với bình thường bởi hội chứng hiếm gặp và nguy hiểm.
Sau khi Báo Phụ nữ TPHCM đăng tải loạt bài viết "Hãi hùng nước sinh hoạt ở chung cư", cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra.
Lãnh đạo TP cho phép Sở Y tế thành lập Hội đồng thẩm định phương án giá gồm thành viên là đại diện của Sở Y tế, Sở Tài chính, BHXH TP...
Đây là chỉ tiêu mà Bộ Y tế đặt ra đến năm 2025 nhằm phòng, chống kháng thuốc.
Khi bác sĩ của bệnh viện tới cấp cứu, bé trai 7 tuổi (Phú Thọ) bị cửa cuốn kẹp vào cổ đã ngừng tuần hoàn.
Ngày 18/11, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nguy kịch vì mất nửa lượng máu trong cơ thể do bệnh sốt xuất huyết.
Trước thực trạng quản lý, kiểm định nước sinh hoạt ở chung cư còn nhiều bất cập khiến chất lượng nước chưa bảo đảm, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong.
Chiều 15/11, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, đội ngũ y bác sĩ đã cứu sống một trẻ sơ sinh bị vàng da tan máu nặng, hiếm gặp.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết phát triển chuyên sâu y dược cổ truyền thuộc định hướng phát triển của ngành y tế TPHCM.
Theo chuyên gia, mua bán thuốc online là xu hướng tất yếu, không thể tư duy "không quản được thì cấm" mà phải có hành lang pháp luật để quản lý.
Nam bệnh nhân chi 20 triệu đồng để hút mỡ bụng và bị nhiễm trùng dương vật phải vào bệnh viện cấp cứu.
Sở Y tế TPHCM đang phối hợp với Công an TP Thủ Đức làm rõ vụ người phụ nữ tử vong nghi do bị sốc phản vệ.
Sản phụ mắc sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng vỡ ối sớm và tiểu cầu hạ thấp nghiêm trọng đe dọa tính mạng cả mẹ và con.