Những đứa trẻ ở góc ngã tư Caravelle

23/06/2019 - 15:42

PNO - Không ít gia đình nhập cư, lao động nghèo, cuộc đời “trôi” theo cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền và những đứa trẻ lớn lên như những cây cỏ bên đường.

Nhung dua tre o goc nga tu Caravelle
Những đứa trẻ trước khách sạn Caravelle

Gần 8 giờ tối, 1 góc vỉa hè của khách sạn Caravelle (Công trường Lam Sơn, Q.1) có 3 đứa trẻ đang “hóng gió”, chơi cùng nhau. Thằng cu lớn chạy nhảy cách đó vài ba mét thì ngoái đầu nhìn em.

Nhung dua tre o goc nga tu Caravelle
Thằng anh lớn cứ chạy nhảy vài vòng lại quay về chăm em.

Cô chị tay cầm bình sữa, vừa cho em bú vừa quanh quẩn trông em. Bé út nhỏ như cái kẹo, ngồi lọt trong thùng xốp, cứ chòi đạp đòi ra ngoài. Không một bóng dáng người lớn bên cạnh. 

Nhung dua tre o goc nga tu Caravelle
Cô chị chỉ tầm 3, 4 tuổi nhưng tỏ rõ sự đảm đang

Thỉnh thoảng những “người lớn” xa lạ vội vã bước qua. Người ngoái đầu nhìn lại vì tò mò, kẻ nhủ lòng thương cảm nhưng rồi đều lắc đầu bỏ đi. Gần 8 giờ tối, 3 đứa trẻ vẫn ở bên vệ đường, chạy nhảy. Ngay cạnh chúng, từng làn xe ô tô, xe gắn máy vẫn lướt qua. 

Nhung dua tre o goc nga tu Caravelle
Cô em ngoan ngoãn ngồi trong "tổ ấm" của riêng mình

Lát sau, 1 phụ nữ trẻ xuất hiện. “Mẹ tụi nó đó. Hàng ngày, cha chúng nó làm công nhân cho công trình khách sạn Caravelle. Mẹ chúng nó bán bắp rang quanh công trường. Nhà có 5 đứa con nheo nhóc, khổ thật” - 1 chị bán hàng rong gần đó nói. 

Nhung dua tre o goc nga tu Caravelle
Cùng là những đứa trẻ nhưng 2 hoàn cảnh khác nhau, hi vọng trong cuộc mưu sinh vất vả của bố mẹ, chúng sẽ sớm có được cuộc sống tốt hơn.

 Không ít gia đình nhập cư, lao động nghèo cuộc đời “trôi” theo cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền và những đứa trẻ lớn lên như những cây cỏ bên đường. Chỉ mong rằng trong cuộc mưu sinh vất vả của bố mẹ chúng, rồi có ngày chúng cũng được đến trường, biết con chữ như bao đứa trẻ khác. 

Minh Triết

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI