Những đứa trẻ lai ở vùng cao

22/10/2013 - 23:51

PNO - PNO - Từ khi sinh ra, chúng chưa một lần được nhìn mặt cha. Mẹ chúng, những cô gái Cơ tu xinh đẹp cũng không biết được cha chúng giờ ở đâu, làm gì. Chúng là kết quả của những cuộc tình buồn giữa những công nhân Trung Quốc cùng...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tình hờ…

Ngôi nhà của chị Bhờ Nước Bưng nằm ở thôn Kà Dâu, xã Za Hưng, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Đây là thôn nghèo cạnh thủy điện Za Hưng, cách trung tâm huyện 40km đường rừng. Năm 2006, thủy điện Za Hưng được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 2009. Lúc cao điểm, ở công trường này có hơn 100 công nhân người Trung Quốc (TQ). Họ sống, sinh hoạt chung với đồng bào người dân tộc ở các thôn, bản. Chị Bhờ Nước Bưng kể: “Mình gặp hắn trên rẫy năm 2008. Hắn nói được tiếng Việt. Thấy mình đi làm nương một mình, hắn đến nói chuyện làm quen. Lần nào hắn cũng cho quà nên mình thương, ưng cái bụng”.

Vì “ưng cái bụng”, chị Bhờ Nước Bưng đuổi chồng ra khỏi nhà, rước hắn về ở cùng hai con của chồng cũ. Chị gọi hắn là A Lý, còn tên thật thì chẳng biết. Hai năm sống chung, chị Bưng và A Lý không hề đăng ký kết hôn, chính quyền xã cũng không có ý kiến gì. A Lý sáng đi làm, tối về nhà ăn cơm, ngủ nghỉ. Tiền lương hắn không hề cho chị Bưng một đồng. Cuối năm 2009, thủy điện Za Hưng khánh thành, công nhân TQ kéo nhau về quê và A Lý cũng vậy. “Hắn nói về quê thăm nhà rồi sang đón mình qua TQ ở cho sướng, không phải đi nương nữa. Mình tin hắn nên ở đây chờ, rứa mà hắn đi mãi, chẳng quay lại hay liên lạc chi cả”. A Lý về quê được chừng nửa tháng thì chị Bưng biết mình mang thai. Đứa bé ra đời được chị Bưng đặt tên là Bhờ Nước Thị Hến.

Nhung dua tre lai o vung cao

Mẹ con chị Bhờ Nước Bưng

Ở xã Tà Pơ, huyện Nam Giang, Nguyễn Thị Hiền cũng có chung hoàn cảnh bị người tình là công nhân TQ bỏ rơi. Người yêu của Hiền là A Huy, nhân viên giám sát công trình thủy điện Sông Bung 4. “A Huy hơn em 10 tuổi, đã có vợ và hai con ở TQ. Em biết hết nhưng vẫn yêu”, Hiền tâm sự. Ngày Hiền dẫn A Huy về nhà giới thiệu với gia đình, tất cả mọi người đều phản đối. Bố mẹ Hiền bắt cô phải bỏ A Huy nếu không sẽ đuổi cô khỏi nhà. “Bố mẹ đuổi, em đi thật. Em vào khu vực gần thủy điện Sông Bung 4 dựng nhà, ở chung với A Huy. Đến bây giờ, khi A Huy đã bỏ về nước, bố mẹ vẫn chưa tha thứ cho em”, Hiền kể. Người tình của Hiền, A Huy hết thời gian hai năm làm việc tại Việt Nam đã âm thầm bỏ về TQ không một lời từ biệt. Ngày A Huy bỏ đi, Hiền mang thai được hai tháng. Bé gái, con của Hiền và A Huy giờ đã chín tháng tuổi. “Bây giờ em sống để cố gắng nuôi con thôi, khổ lắm anh ạ…”, Hiền nói, giọng tủi hờn.

Nhung dua tre lai o vung cao

Cháu Bhờ Nước Thị Hến đứng nhìn các bạn chơi trò chơi

Nỗi niềm con lai

“Con em đi đâu cũng bị người khác phân biệt đối xử. Em thì không sao nhưng con em đâu có tội tình gì”, Nguyễn Thị Hiền nói. Hiền cho biết hàng xóm láng giềng gọi đứa bé là “con Tàu”. Bố mẹ Hiền vẫn chưa chịu tha thứ cho em. “Mỗi lần đi tiêm chủng cho con, em đều phải đợi đến lượt cuối cùng dù đến sớm. Nhân viên y tế xã chỉ nói “con Tàu” tiêm sau. Em sợ khi con lớn lên, đi học bị bạn bè xa lánh”, Hiền buồn bã nói.

Bhờ Nước Thị Hến, con gái chị Bưng năm nay đã gần bốn tuổi. So với những đứa trẻ Cơ tu khác trong thôn, Hến có làn da trắng hơn, cao lớn hơn và mắt một mí. Những đứa trẻ cùng tuổi cũng không chịu chơi chung với Hến. Đứng tựa cửa nhìn sang nhà hàng xóm, Hến thèm lắm cảm giác nô đùa với lũ bạn, nhưng cô bé không dám sang chơi. “Con mình chỉ ở nhà thôi, không đi chơi đâu cả. Bọn con nít cứ chạy theo chọc ghẹo con mình khiến nó khóc thét bỏ về. Hến là con mình, mình sẽ nuôi nó lớn. Nó là người Cơ tu”, chị Bưng rưng rưng nước mắt nói.

Đình Thức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI