Những đứa trẻ bị “bỏ rơi”

04/01/2014 - 15:57

PNO - PN - Tại Trung Quốc hiện nay, cứ năm đứa trẻ ở vùng nông thôn thì có một trẻ không sống cùng cha mẹ, có nghĩa là không dưới 60 triệu trẻ em nước này phải chịu cảnh xa cha mẹ do cha mẹ chúng rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn kiếm kế...

edf40wrjww2tblPage:Content

Cuộc mưu sinh ở thành thị không hề dễ dàng. Công việc không ổn định, giá sinh hoạt ngày càng cao, nên nhiều gia đình phải gửi con ở nông thôn nhờ ông bà chúng chăm sóc. Cha mẹ chúng sẽ “cày” cật lực ở thành phố, gửi tiền về để người thân lo việc ăn học của chúng.

Trường hợp vợ chồng Wu Hongwei là một minh họa. Từ một vùng quê của tỉnh Hồ Nam, Wu ra thành phố kiếm sống bằng nghề hớt tóc. Anh gặp Wang Yuan, người bán hàng ở một cửa hàng điện thoại di động. Họ cưới nhau. Ban đầu cuộc sống cũng không đến nỗi nào, nhưng từ khi con gái Beibei ra đời vào năm 2011, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Wang nghỉ việc để chăm sóc Beibei, chỉ còn mình Wu kiếm sống cho cả gia đình. Beibei bị suy dinh dưỡng, phải dùng thêm sữa bột. Ngay cả người Trung Quốc cũng không tin vào các nhãn sữa nội mà chỉ muốn cho con mình dùng sữa ngoại, một thứ mà người thợ hớt tóc như Wu không thể nào kiếm đủ tiền để mua cho con. Thế là hai vợ chồng quyết định gửi Beibei về quê, nhờ bà ngoại chăm sóc.

Mỗi ngày họ gọi điện về nhà để nói với con gái nhỏ là “Mẹ yêu con” hoặc “Bố rất nhớ con”. Tất nhiên, đứa bé chẳng hiểu gì nhưng đó là tất cả những gì vợ chồng Wu thể hiện sự quan tâm đối với con, ngoài việc mỗi tháng gửi tiền về. Hơn một năm sau, vợ chồng Wu mới có dịp về thăm gia đình. Beibei gần như không nhận ra bố mẹ mình. Mỗi khi họ đến gần, Beibei lại hét lên và chạy đến ôm chầm lấy bà. Ngay cả khi Wang ghé thị trấn gần đó mua đồ chơi và kẹo cho Beibei, nó cũng chẳng màng đến bố. Đứa bé không thể nhận biết ai là bố mẹ mình. Với Beibei, bà ngoại là người thân thiết duy nhất của nó.

Nhung dua tre bi “bo roi”

Những đứa trẻ ở nông thôn khi bố mẹ đang kiếm sống ở thành thị - Ảnh: Washington Post

Những năm gần đây, hiện tượng để con ở nông thôn để ra thành thị kiếm sống rất phổ biến ở Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý và cảm xúc của những đứa trẻ sống xa bố mẹ. Những đứa trẻ này thường học kém hơn bạn bè, dễ cáu gắt hơn… Các nhà xã hội học còn dự báo, những đứa trẻ dạng này có khuynh hướng nghiện rượu khi lớn lên, thậm chí dễ lâm vào tình trạng trầm uất và tự tử.

Sau lần về quê đó, vợ chồng Wang tính đến chuyện mang Beibei trở lại thành phố sống với mình. “Đêm nào chúng tôi cũng nói về con gái. Không phải là quá muộn để Beibei biết người mẹ có ý nghĩa như thế nào”, Wu nói.

Những đứa trẻ có bố mẹ gốc gác nông thôn đến sống ở thành thị lại sẽ rơi vào tình trạng bất ổn khác. Chúng thường không được vào học ở trường công và không được chăm sóc y tế đúng mức, nhiều khả năng bị những đứa trẻ khác bắt nạt. Người thành thị rất coi thường các gia đình nhập cư, xem đó là thành phần bất hảo và vô giáo dục.

Bà ngoại của Beibei cũng không muốn bé sống cùng bố mẹ ở thành phố. “Thôn quê sẽ tốt cho Beibei hơn. Thực phẩm tươi và không độc hại, không khí trong lành”, bà nói. Nếu mang Beibei trở lại thành phố, cuộc sống của vợ chồng Wang sẽ khó khăn thêm, nhưng nếu cứ để Beibei ở cùng bà ngoại thì vợ chồng họ lo lắng một ngày sẽ… “mất” con.

Tiến thoái lưỡng nan, một người đã bình luận trên mạng khi nghe câu chuyện về vợ chồng Wang: “Để sinh tồn ở thành phố, người ta đã phải trả giá quá đắt”.

THIỆN NGA
(Theo Washington Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI