Những đôi dép thời trang độc đáo làm từ đồ bỏ đi

21/08/2020 - 15:58

PNO - Hàng nghìn tấn rác thải được biến thành những đôi dép độc đáo, vừa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm, vừa tạo thêm thu nhập cho người dân.

Ý tưởng ra đời cho những đôi dép này bắt đầu cách đây 5 năm trên bờ biển thuộc tỉnh Satun ở miền nam Thái Lan. Hơn 100.000 đôi dép xỏ ngón được các tình nguyện viên trong nhóm Trash Hero thu nhặt trong 3 tháng. Họ không biết chúng đến từ đâu và đã mất bao lâu để đến với nơi này. Sau đó, chúng được vận chuyển đến tỉnh Pattani, nơi cách đó hàng trăm km để “sống” một cuộc đời khác.

Nattapong Nithi-Uthai (giảng viên tại Khoa Khoa học và Công nghệ của Đại học Prince of Songkla ở tỉnh Pattani) cho biết khi những đôi dép được chở đến nhà khiến anh giật mình vì quá nhiều. Chúng đều bẩn và không có giá trị. Anh thậm chí bị sốc khi hình dung ra một lượng rác thải lớn như thế đang tấn công môi trường biển.

Nhóm tình nguyện viên cho biết trong vòng 3 tháng họ đã thu gom được 80.000 kg rác thải trên biển, trong đó 100.000 đôi dép nặng 8.000 kg. 

Các tình nguyện viên thu gom rác thải, trong đó có dép nhựa đã bị bỏ đi để tái chế
Các tình nguyện viên thu gom rác thải, trong đó có dép nhựa đã bị bỏ đi để tái chế

Dép được chất thành núi trước nhà khiến Nattapong Nithi-Uthai gấp rút tìm giải pháp để xử lý chúng. Thời gian này, anh đang hướng dẫn sinh viên xử lý chất tải từ xe máy trong khuôn khổ chương trình Nhà lãnh đạo trẻ Thái Lan. 

Nhóm đã quyết định tái chế những đôi dép đã được bỏ đi thành những đôi dép mới với chất lượng cao hơn. Dự án được đặt tên Tlejourn, trong tiếng Thái có nghĩa là “lang thang trên biển”.

Ngày nay, Tlejourn đã phát triển thành một doanh nghiệp không chỉ tái chế rác thải đại dương mà còn hỗ trợ nền kinh tế địa phương và nâng cao nhận thức về môi trường thông qua sản phẩm của mình - dép xỏ ngón.

Đặc điểm nhận dạng của Tlejourn là những đôi dép đầy màu sắc, làm từ những mảnh vụn nhỏ của những đôi dép đã bị bỏ đi. Mỗi đôi dép là bản duy nhất. Nattapong nói dự án này của nhóm anh không thiên về công nghệ mà chủ yếu về tư duy.

Những đôi dép thành phẩm đều là bàn duy nhất
Những đôi dép thành phẩm đều là bản duy nhất

Anh nói: “Rác thải không nên chỉ được sử dụng làm chất độn. Chúng nên được biến thành một sản phẩm mới, bán được. Nếu chúng ta sử dụng chúng làm nguyên liệu thô thì khả năng thương mại sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng chúng”.

Hàng tuần, những “anh hùng rác” trên khắp Thái Lan đều tụ tập để thu gom rác. Giày bỏ đi được tách ra và vận chuyển đến cơ sở sản xuất của Tlejourn ở Pattani để tái chế.  

Chúng được làm sạch, cắt nhỏ và trộn với keo polymer, sau đó nén và đúc thành tấm. Kế tiếp, đế của các kích cỡ khác nhau được cắt ra. Những phần thừa tiếp tục được trộn lại để sản xuất tiếp.

Các vật liệu sau đó được vận chuyển đến một ngôi làng nhỏ ở Klong Maning, được một nhóm thợ lắp ráp dép tông và đóng gói. Sau khi thành phẩm, dép Tlejourn có nhiều giá khác nhau, từ 399 baht đến 1.980 baht (khoảng 13 USD đến 64 USD).

Những đôi dép bị bỏ đi được làm sạch rồi nghiền nhuyễn để tái chế
Những đôi dép bị bỏ đi được làm sạch rồi nghiền nhuyễn để tái chế
Công đoạn ép khung cho dép sau khi đã
Công đoạn ép khung cho dép sau khi đã được đúc thành tấm
Việc tạo ra những đôi dép từ rác thải cũng tạo điều kiện kiếm thêm thu nhập cho người dân địa phương
Việc tạo ra những đôi dép từ rác thải cũng tạo điều kiện kiếm thêm thu nhập cho người dân địa phương.
 khác với những thương hiệu giày dép khác, Tlejourn không đề cao sự thoải mái hay thiết kế mà là câu chuyện về sự lãng phí và những gì người tiêu dùng có thể làm cho môi trường và xã hội.
Khác với những thương hiệu giày dép khác, Tlejourn không đề cao sự thoải mái hay thiết kế mà là câu chuyện về sự lãng phí và những gì người tiêu dùng có thể làm cho môi trường và xã hội.

Thuỳ Anh (theo Channel News Asia)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI