Những điều cần biết về bột tan trong mỹ phẩm

11/12/2017 - 11:00

PNO - Bột Tan (Talc) là một thành phần không thể thiếu trong phấn rôm và các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của chị em phụ nữ. Vậy bột Tan là gì và có mối liên hệ như thế nào với sức khỏe người dùng?

Bài viết sẽ cung cấp góc nhìn đầy đủ và toàn diện về vai trò và mức độ an toàn của bột Tan.

Bột Tan là gì?

Bột Tan thường được biết đến dưới dạng bột phấn rôm và là dạng khoáng chất mềm mịn nhất trên thế giới. Bột Tan màu trắng, không mùi, không tạo nên phản ứng hóa học khi sử dụng trên da.

Chuẩn bột Tan dùng trong mỹ phẩm có độ tinh khiết rất cao, ở cùng cấp độ với bột Tan sử dụng trong dược phẩm, và hoàn toàn không chứa a-mi-ăng và sợi a-mi-ăng (một chất có khả năng gây ung thư). Bột Tan chuẩn mỹ phẩm chỉ được khai thác tại các mỏ được lựa chọn kỹ, tại các khu vực có chứng nhận, và được nghiền thành các hạt với kích thước tương đối lớn, không thể xâm nhập đường hô hấp.

Bột Tan được dùng ở đâu và tại sao cần dùng bột Tan?

Ứng dụng phổ biến nhất của bột Tan trong ngành mỹ phẩm là các sản phẩm chăm sóc da mặt và trang điểm, chăm sóc cơ thể và phấn rôm trẻ em. Bột Tan là thành phần phổ biến trong những sản phẩm quen thuộc như màu mắt, phấn trang điểm, xà phòng, kem đánh răng, lăn khử mùi, kẹo cao su, dầu ô-liu, thuốc viên…

Bột Tan có đặc tính là rất mềm, mịn, tạo cảm giác khô thoáng. Khi rắc lên da, bột Tan sẽ hấp thu cả dầu và nước, tạo nên cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người dùng. Nhờ đặc tính thấm hút chất ẩm, mềm mịn tự nhiên và an toàn này mà bột Tan đã được ứng dụng từ thời Ai Cập cổ đại.

Các nghiên cứu do chuyên gia y tế trên thế giới tiến hành trong nhiều thập kỷ qua cùng hàng loạt bằng chứng lâm sàng đã chứng minh rằng rất hiếm chất nào có cùng mức độ an toàn, dịu nhẹ và tính năng hiệu quả như bột Tan chuẩn mỹ phẩm.

Ngày nay, bột Tan được chấp nhận là an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, Canada cùng nhiều quốc gia khác như Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia.

Nhung dieu can biet ve bot tan trong my pham
 

Có hay không mối liên hệ giữa bột Tan và ung thư buồng trứng?

Tính an toàn của bột Tan đã được chứng minh từ hơn 30 năm nghiên cứu của các nhà khoa học có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Các cơ quan y tế tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới cũng đã tiến hành xem xét các dữ liệu và xác nhận bột Tan là an toàn khi sử dụng trong việc chăm sóc cá nhân.

Một minh chứng cụ thể cho kết quả này là báo cáo từ công trình Nghiên cứu Sức khỏe các Y tá (The Nurses’ Health Study). Đây là nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ lớn nhất từ trước đến nay do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Theo đó, nghiên cứu được thực hiện trong vòng 14 năm trên 31.344 phụ nữ sử dụng bột Tan thường xuyên. Kết quả cho thấy không có sự gia tăng tỷ lệ ung thư buồng trứng trong tổng số những phụ nữ này.

Trong hơn một thế kỷ ra đời và phát triển, các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc trẻ em của Johnson & Johnson đều cam kết về độ an toàn, dịu nhẹ, hiệu quả đã được khoa học chứng minh, được các chuyên gia y tế khuyên dùng và người tiêu dùng toàn cầu tin cậy. Johnson’s Baby Powder, với thành phần bột Tan chuẩn mỹ phẩm, đã trở thành một sản phẩm quen thuộc được lựa chọn để chăm sóc trẻ nhỏ, chăm sóc da và trang điểm cho người lớn trên toàn thế giới. Johnson’s Baby Powder chứa thành phần bột Tan theo chuẩn Dược Điển Hoa Kỳ (USP), không có a-mi-ăng, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng, độ tinh khiết. Nguồn cung bột Tan của Johnson & Johnson thường xuyên được kiểm tra với những tiêu chí nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý trên toàn cầu.

Vừa qua, bồi thẩm đoàn tại bang California (Mỹ) đã bác bỏ cáo buộc của nguyên đơn Tina Herford và tuyên bố Johnson & Johnson (J&J) không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào đối với căn bệnh u trung tiểu mô giai đoạn cuối của bà Herford. Bồi thẩm đoàn cũng chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy sản phẩm phấn rôm trẻ em mà thành phần chính là bột Tan của J&J là không an toàn. Công ty cũng đã thực hiện đúng và phù hợp việc thiết kế nhãn sản phẩm dựa trên những kiến thức và nghiên cứu khoa học tại thời điểm hiện tại. Trước đó, Tòa phúc thẩm Los Angeles (bang California, Mỹ) cũng đã hủy bỏ bản cáo buộc J&J bồi thường 417 triệu USD cho một phụ nữ bị ung thư buồng trứng trong phiên sơ thẩm vào ngày 21/8.
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI