Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ

15/08/2024 - 08:24

PNO - Ngày 14/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ (mpox) ở châu Phi. Hiện nay, một chủng virus mpox đột biến nguy hiểm đã được phát hiện ở ít nhất 6 quốc gia châu Phi, khiến WHO cũng như các cơ quan y tế châu lục phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe.

Bác sĩ Tresor Wakilongo đang kiểm tra các tổn thương da trên tai của bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh mpox Innocent tại một trung tâm điều trị ở Cộng hòa Dân chủ Congo. ẢNH: REUTERS
Bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh mpox đang được thăm khám tại một trung tâm điều trị ở Cộng hòa Dân chủ Congo - Ảnh: REUTERS

Mpox là gì?

Mpox là họ hàng ít lây nhiễm hơn của bệnh đậu mùa với các triệu chứng thường nhẹ hơn, mặc dù nó vẫn có thể gây tử vong. Trong khi khoảng 30% bệnh nhân đậu mùa tử vong, tỷ lệ tử vong của mpox chỉ khoảng 3%-6%.

Căn bệnh này được phát hiện tại Statens Serum Institut ở Copenhagen vào năm 1958, nơi nó lây lan ở những con khỉ được nuôi để nghiên cứu. Điều đó dẫn đến tên gọi trước đây của nó: bệnh đậu mùa khỉ.

Năm 2022, WHO đã đổi tên thành mpox để hạn chế những ngôn ngữ phân biệt chủng tộc và kỳ thị xung quanh bệnh nhiễm trùng.

Mpox có tác động như thế nào?

Trong một đợt bùng phát ở nhiều quốc gia vào năm 2022, mpox gây ra các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ, mệt mỏi, đau đầu, sưng hạch bạch huyết và các triệu chứng giống cúm khác. Trong vòng vài ngày sau khi sốt, bệnh nhân phát ban có thể phát triển thành mụn mủ chứa dịch hoặc tổn thương có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả vùng sinh dục và hậu môn.

Theo WHO, bệnh thường kéo dài từ 2-4 tuần và bệnh nhân có khả năng lây nhiễm từ khi triệu chứng bắt đầu cho đến khi vết loét lành lại. Tỷ lệ tử vong cao hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên, và những người có hệ miễn dịch yếu đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh nặng.

Nếu phụ nữ nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai sẽ gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho người mẹ cùng với nguy cơ nhiễm trùng bẩm sinh và sảy thai.

Dịch bệnh mới tiến triển ra sao?

Trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đợt bùng phát hiện đang lan rộng ở Châu Phi, với hơn 60% các trường hợp tử vong được biết đến là dưới 5 tuổi. Biến thể hiện tại cũng được báo cáo là lây lan nhanh hơn qua đường tình dục, giống như chủng nhẹ hơn được gọi là clade IIb đã bùng phát trên toàn cầu vào năm 2022.

Ngày 14/8, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chỉ định đợt bùng phát ở miền Trung châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế, mở đường cho sự hợp tác toàn cầu nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi-rút.  Lần gần nhất WHO ban bố tình trạng khẩn cấp như vậy là đối với đợt bùng phát mpox năm 2022.
Ngày 14/8, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, mở đường cho sự hợp tác toàn cầu nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi-rút mpox. Ảnh: Reuters

Đợt bùng phát lần này bất thường như thế nào?

Đã có nhiều chuỗi lây truyền từ người sang người, với những thay đổi di truyền trong virus lưu hành làm phức tạp thêm việc chẩn đoán. Trong khi Châu Phi là châu lục duy nhất mà bệnh mpox lưu hành, biến thể này đã lan rộng ra ngoài các khu vực đã biết trước đó.

Một mối lo ngại khác là một số bệnh nhân mpox cũng có thể mắc HIV, vì châu Phi là nơi có số lượng người mắc loại vi-rút gây suy giảm hệ miễn dịch cao nhất.

Mpox lây lan như thế nào?

Mpox thường không dễ lây lan giữa người với người. Con đường lây lan chính là tiếp xúc gần với vi-rút từ người hoặc động vật bị nhiễm bệnh - chẳng hạn như chạm vào vết thương hoặc vật bị nhiễm bẩn. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua da bị trầy xước, đường hô hấp hoặc niêm mạc ở mắt, mũi, miệng, trực tràng và hậu môn.

Các xét nghiệm trên nhiều mẫu bệnh phẩm khác nhau, bao gồm nước bọt, thử máu, tinh dịch. Không có trường hợp lây truyền qua không khí nào được xác nhận và các chất khử trùng gia dụng thông thường có thể tiêu diệt được vi-rút.

Mpox được điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Bệnh thường nhẹ và hầu hết mọi người đều hồi phục trong vòng vài tuần; việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng.

Điều quan trọng nhất là Châu Phi cần nguồn cung cấp vắc-xin đầy đủ. Bavarian Nordic A/S, nhà sản xuất vắc-xin Imvanex còn được gọi là Jynneos, cho biết họ đã cam kết quyên góp vắc-xin cho các nước Châu Phi.

Tiêm chủng thường bao gồm 2 mũi tiêm cách nhau 4 tuần.

Thảo Nguyễn (theo Bloomberg, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI