PNO - Gốc gác danh xưng Chợ Lớn vốn là ngôi chợ cổ của người Hoa Minh Hương có từ thế kỷ XVII. Ngày nay, địa danh Chợ Lớn được xem là khu vực buôn bán sầm uất nằm bên hai con kênh nối tiếp nhau: Bến Nghé - Tàu Hủ, thuộc địa bàn quận 5, 6 (TPHCM).
Trải qua bao thăng trầm thời cuộc, khu vực Chợ Lớn vẫn được bảo tồn nguyên vẹn giá trị văn hóa, kiến trúc, tôn giáo đặc trưng của cộng đồng người Hoa. Đến Chợ Lớn, theo gợi ý của dân địa phương, du khách không thể bỏ lỡ các địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa dưới đây.
Một góc ở Hội quán Tuệ Thành - Ảnh: Sở Du lịch TPHCM |
Hội quán Tuệ Thành hay chùa Bà Thiên Hậu (đường Nguyễn Trãi, quận 5) được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu) di dân sang Việt Nam xây dựng năm 1760. Không gian linh thiêng nơi đây thờ vị nữ thần biển cả gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu, rất được người Hoa sùng kính. Du khách không khỏi ấn tượng với kiến trúc hình ấn, bao gồm tổ hợp của 4 gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Là một trong những cổ tự đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa tại TPHCM, vào ngày 7/1/1993, địa danh này được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Chùa Quan Âm (chùa Ôn Lãng) tại số 5 đường Lão Tử, quận 5 |
Chùa Quan Âm được xây dựng vào khoảng thế kỷ cuối XVIII đầu thế kỷ XIX, theo phong cách kiến trúc của người Hoa Phúc Kiến, gốc ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (Trung Quốc). Ngôi chùa với đường bờ nóc uốn lượn, đầu đao cong vút gắn các mô hình tòa lầu các, cung điện xưa bằng gốm đủ sắc màu. Tại chùa nổi tiếng với tục '"đánh kẻ tiểu nhân", khi nhiều người sẽ dụng dép để đánh vào hình nhân đặt bên dưới nền gạch, hình nhân tượng trưng cho điều xấu, hình thức đập để xua đi những điều không may mắn.
Nhà thờ Cha Tam - Ảnh: Prachaya Juthawelu |
Nhà thờ Cha Tam (đường Học Lạc, quận 5) với tên chính thức Saint Francisco Xavier, do Linh mục Pierre d'Assou đứng ra xây dựng năm 1900, cũng là vị cha xứ đầu tiên của nhà thờ. Tên gọi Cha Tam xuất phát từ tên tiếng Hoa của vị linh mục, tức Đàm Á Tố - phiên âm là Tam An Su. Đây là một ngôi nhà thờ thuộc loại đẹp và cổ xưa nhất của Giáo phận miền Nam.
Chợ đầu mối lâu đời và nhộn nhịp nhất khu vực Chợ Lớn là Bình Tây (Chợ Lớn mới, tại 57A Tháp Mười, quận 6), do thương gia người Hoa tên Quách Đàm xây dựng năm 1928. Chợ rộng 25.000m2, kiến trúc hình bát quái, gồm 12 cổng được thiết kế độc đáo. Dẫu trải qua nhiều thập kỷ, kiến trúc chợ gần như được giữ nguyên. Cuối năm 2016, chợ được nâng cấp, sửa chữa. Với bề dày buôn bán gần 100 năm, hiện chợ có trên 24 ngàn sạp buôn bán hàng hoá sỉ và lẻ đa dạng từ thực phẩm, đồ gia dụng cho đến vải vóc…
Chợ Bình Tây, một địa danh phổ biến khi nhắc về vùng đất Chợ Lớn - Ảnh: Sở Du lịch TPHCM |
Phố Đông y (giao giữa 3 tuyến đường Lương Nhữ Học, Triệu Quang Phục và Hải Thượng Lãn Ông) cũng là một phần hình ảnh đặc trưng của vùng Chợ Lớn, với hàng trăm hộ kinh doanh đủ loại thuốc Đông y. Từ trăm năm trước, thương buôn người Hoa đã vận chuyển dược liệu sang buôn bán và dần hình thành khu phố bán dược liệu sầm uất. Ngày nay, đây là một trong những chợ đầu mối dược liệu Đông y tại miền Nam Việt Nam.
Trung tâm thương mại - dịch vụ An Đông - Ảnh: Sở Du lịch TPHCM |
Bên cạnh những địa danh có tuổi đời hàng trăm năm, Chợ Lớn còn có những điểm đến đặc sắc khác. Được xây dựng cách đây 60 năm, chợ An Đông là một trong những chợ trung tâm của thành phố với các mặt hàng chính là vải, quần áo may sẵn, giày dép... trải dài từ tầng trệt đến tầng 3 là khu vực kinh doanh hàng ăn uống, bánh kẹo, trái cây, hoa tươi, đồ dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Ngày đó, ngoài chợ Bình Tây thì An Đông là hiện thân của khu “Chợ Lớn”, với nhiều giá trị lịch sử. Cạnh chợ là An Đông Plaza hoành tráng, cũng bán nhiều loại hàng hóa.
Quốc Thái
Chia sẻ bài viết: |
Sáng 21/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã chính thức công bố hoàn thành dự án tu bổ phục hồi Hải Vân Quan.
Lotte Chocolat vừa tung ra bao bì mới đầy sáng tạo, mang đậm phong cách Nhật Bản để cả nhà cùng tô màu và thưởng thức những chiếc bánh mềm thơm.
Tối 20/12, lễ hội đón Giáng sinh - chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas - New Year Festival 2025) chính thức khai mạc tại bờ đông cầu Rồng.
Québec vào tháng 12 này đẹp giống như một tấm thiệp giáng sinh.
Metro số 1 không chỉ đi qua các điểm đến đặc trưng, ngồi trên tàu điện cao tốc du khách còn có cơ hội ngắm TPHCM bằng một lăng kính mới.
Bánh da lợn và bò kho Việt Nam vào danh sách 100 món ngon nhất thế giới để ăn vào năm 2025 theo bình chọn của Taste Atlas.
Đây là những chiếc bánh được làm bằng sự nỗ lực thần kỳ và lòng yêu nghề sâu đậm của cô chủ tiệm tên Phương.
Chiếc bánh mà pastry chef Đình Đức sáng tạo trong chương trình Siêu bánh mùa 2 với những nguyên liệu độc lạ đã gây bất ngờ cho khán giả.
Nếu có cơ hội được trải nghiệm những món ăn nhẹ tại đường phố nước Ý thì bạn không thể bỏ qua những lựa chọn tuyệt vời sau.
Bạn sắp có chuyến du lịch hay về quê dịp Giáng sinh và tết Dương lịch, dưới đây là những lưu ý nhằm giảm thiểu căng thẳng khi di chuyển.
Cá khoai mua về phải được chế biến ngay, nếu không thì sẽ mất đi phần ngọt thanh đặc trưng, thịt cá sẽ nhạt và có mùi tanh.
Vừa kịp thắt dây an toàn, vừa mới thả lỏng một chút thì máy bay đã hạ cánh.
Có 1 món ăn dẫu bình dân nhưng lại nằm trong danh sách ẩm thực đường phố được yêu thích: chuối nướng cốt dừa.
Những lối đi trên vách đá, hòn đảo bí ẩn, tàu lượn siêu tốc sẽ khiến bạn khản giọng vì hét...
Nước chè đâm khi vừa chạm môi sẽ có vị chát đắng, mùi thơm đặc trưng khác hoàn toàn với vị chát của nước chè xanh.
Chào Xuân Ất Tỵ 2025, SATRA vẫn tiếp tục miễn phí thuê 282 gian hàng tại chợ hoa xuân Bình Điền 2025, cùng hàng loạt chính sách ưu đãi đặc biệt...
Mỗi năm, cả triệu người tìm đến, đôi khi chỉ để nhìn ngắm cây cầu rồi về, cho thỏa giấc mơ.
Món ăn đầu tiên trong danh sách là bún chả.