Những địa chỉ ăn vặt "nhỏ nhưng có võ" ở TPHCM

23/11/2023 - 10:03

PNO - Chè Campuchia hay chuối nếp nướng Võ Văn Tần... đều gói gọn trong diện tích nhỏ nhưng "gây thương nhớ" không biết bao thế hệ người Sài thành.

Chuối nếp nướng
Chuối nếp nướng Võ Văn Tần ( 378 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3): Chỉ là 1 quầy chuối nhỏ, không có chỗ ngồi nhưng đây lại là một trong những địa điểm bán chuối nếp nướng có tiếng của Sài thành. 
1
Điểm bán này đã có hơn 20 năm, số lượng chuối nếp nướng cũng tăng dần theo thời gian. Hiện, theo chia sẻ của người bán, mỗi ngày, quán bán gần 1.000 trái chuối, doanh thu hàng chục triệu mỗi ngày. 
1

Nguyên liệu chính để tạo nên món chuối nếp theo người bán là chuối sứ vừa chín tới. Nếp được trộn với dừa nạo - để vừa béo vừa không dính lá - nấu lên thành xôi. Xôi được xới ra, bọc xung quanh trái chuối. Trái chuối đã được bọc nếp tiếp tục được quấn thêm một lớp lá chuối bên ngoài, nướng chín trên lửa than. Chuối nếp nướng ăn kèm nước cốt dừa có ít đậu phộng. Chuối nếp nướng tại quán có giá 15.000-22.000 đồng. Quầy bán từ 7g-21g mỗi ngày.

Chè cô Buôi
Chè cô Huôi ẩn mình trong chợ Campuchia (tên thường gọi của chợ Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10). Muốn đến chợ, bạn có thể đi vào từ hẻm 374/hẻm 382 Lê Hồng Phong hay từ đường Hồ Thị Kỷ (phường 1, quận 10) thẳng vào. Chợ có hàng trăm gian hàng bán đủ các mặt hàng thực phẩm và nhiều món ăn của khắp mọi miền đất nước, nhưng nhiều nhất là các gian hàng bán đặc sản Campuchia.
1]
Quán chè Campuchia cô Huôi có khoảng 5-7 món chè có tên khá lạ như chè hột me, xôi xiêm, chè bí chưng (bí trứng sữa), chè thốt nốt… và chuối nướng kiểu Campuchia.
1

Các món chè tại đây đều có hương vị khác lạ, vị ngọt vừa đủ và đều có sức hút riêng. Trong đó, món thường được gọi nhiều là món chè bí chưng, tiếng Campuchia gọi là num-à-pơi. Món chè này có cách chế biến khá đơn giản. Bí đỏ non cạo bỏ hạt, đổ hỗn hợp gồm sữa bột, sữa đặc, lòng đỏ trứng, nước cốt dừa vào trong, đem nguyên trái bí hấp cách thủy. Khi ăn, người bán sẽ cắt bí đỏ thành những lát nhỏ, ăn cùng nước cốt dừa và đá lạnh  (hay ăn nóng tùy thích). Chè cô Huôi có giá từ 20.000-30.000 đồng/món. Mở bán từ 9g-15g hàng ngày. 

1
Phá lấu Tâm Ký hay phá lấu Tiều, phá lấu cân ký là một xe phá lấu nhỏ bán từ 15g-22g trước số nhà 823 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5.
1
Nếu đã quen với hình ảnh nồi phá lấu có nước dùng màu nâu cánh gián sôi sùng sục trên bếp, với nguyên liệu chính của món ăn là lòng bò hay lòng heo, thực khách sẽ "òa" lên thích thú vì xe phá lấu này có đủ món từ chân giò, thịt ba chỉ, thịt đùi, đến huyết...
3
Cách bán cũng khác. Phá lấu được cắt thành miếng vừa ăn, cho hẳn vào giữa ổ bánh mì kèm ít dưa chua, hành lá hay bán theo ký, để khách mua về ăn cùng cơm hay cháo. Giá bán từ 20.000 đồng. Lưu ý khi yêu cầu phá lấu bánh mì, bạn có thể nhờ người bán cắt những món mình thích.
1
Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám (quận 1) có cách bán hàng khá độc đáo. Khách đến mặt trước của công viên Lê Văn Tám, tìm đến những hàng cây ở khu vực Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu, chống xe, sẽ có người mang miếng vuông bằng nhựa đặt trên thềm cây. Sau khi khách ổn định, người phục vụ sẽ mang gỏi khô bò để khách thưởng thức. Dù bán lề đường nhưng người bán chỉ thu tiền khi khách đứng dậy ra về. 
2
Một phần gỏi khô bò tại đây có kích thước vừa vặn cho một người khảnh ăn. Ăn kèm với khô bò là những lát bánh mì chiên giòn, phổi bò tự làm, nước sốt pha chế đặc biệt.
3
Khi ăn, trộn đều sẽ cảm nhận được mùi vị giòn giòn, thanh mát của đu đủ, miếng khô bò đen dai thơm, bánh mì giòn tan hòa quyện với vị mặn ngọt vừa miệng của nước xốt. Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám  bán từ 11g-21g. Giá bán 22.000 đồng. 

Bài và ảnh: An Huỳnh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI