Những dấu hiệu nguy hiểm cha mẹ phải hết sức lưu ý khi trẻ vừa tắm biển xong

29/04/2017 - 13:00

PNO - Trẻ tắm biển xong, các ông bố, bà mẹ thường bỏ qua những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt này; nhưng nếu không được phát hiện kịp, thì người lớn có hối tiếc cũng đã muộn.

Trẻ than mệt coi chừng sẽ chết

Trẻ nhỏ thường thích ngâm mình dưới nước, đặt biệt là hồi bơi, bãi biển... để vui chơi thỏa thích sau thời gian học tập căng thẳng. Rõ ràng tắm biển có tác dụng rất tốt. Nhưng các ông bố, bà mẹ phải hết sức lưu ý những biểu hiện của trẻ khi chúng đã ngâm mình dưới nước xong.

Đừng bỏ qua khi trẻ nói rằng chúng mệt mỏi, đau đầu, hay thậm chí là tay, chân không có sức, hoa mắt,… vì rất có thể con bạn đang gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Như trường hợp của 2 em học sinh trong vụ 9 học sinh bị đuối nước tập thể tại tỉnh Quảng Ngãi. Dù 2 em này đã được người lớn phát hiện, cấp cứu. Khi các em tỉnh táo, tiếp xúc, nói chuyện với nhau được người lớn tưởng chừng đã thành công trong việc cứu trẻ đuối nước, nhưng bất ngờ, ít giờ sau 2 em bỗng mệt mỏi, choáng váng và tử vong ngay trên cạn.

Nhung dau hieu nguy hiem cha me phai het suc luu y khi tre vua tam bien xong
Hay như cậu bé Jackson nói với mẹ rằng mình mệt và đi ngủ, nhưng sau đó phát hiện "chết đuối trên cạn". Ảnh internet.

Tương tự, như trường hợp trên, vì nghĩ bé Đ. (ở Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) biết bơi nên khi đi tắm cùng nhau, các bạn của Đ.  đã đùa giỡn kéo Đ. ra phía chỗ sâu. Bị các bạn giữ chân, Đ. đuối nước. Tuy Đ. may mắn cậu bé được người lớn cứu ngay lúc đó, nhưng khi về nhà em lại thấy mệt mỏi, khó chịu.

Đến tối thì Đ. khó thở, người tái tím và ngất xỉu. Đ. được người nhà phát hiện và đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Đ. bị phù phổi cấp tổn thương sau đuối nước, hội chứng suy hô hấp tiến triển rất nhanh, em lịm dần.

Nhung dau hieu nguy hiem cha me phai het suc luu y khi tre vua tam bien xong
Đừng nghĩ rằng chết đuối chỉ giành để nói về tai nạn dưới nước. Ảnh minh họa.

Theo  Medical News, năm 2005, hơn 3.000 người ở Mỹ đã tử vong do "chết đuối trên cạn", chủ yếu là trẻ em. Hiện tượng chết đuối trên cạn thường xảy ra ở những trẻ bị sặc nước khi bị hụt chân, hay đơn giản là hít phải một lượng nước nhất định vào phổi trong quá trình đùa giỡn dưới nước.

Sau khi sặc nước xong, các bé này vẫn tỉnh táo, cười nói rất bình thường nên hầu hết người lớn thường không để ý. 

Theo các chuyên gia y tế, "chết đuối trên cạn" là chết đuối thứ cấp, thường xảy ra trong vòng 72 giờ sau khi bơi, hoặc suýt chết đuối dưới nước, không bỏ qua trường hợp trẻ tắm quá lâu dưới nước, bị sặc nước…

Vì sao trẻ lại tử vong trên cạn?

Nếu khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi lên bờ, trẻ có những biểu hiện như mệt mỏi, ho khan, khó thở, đau ngực, đau rát cổ họng, hành vi thay đổi đột ngột, buồn ngủ,… thì rất có thể phổi của chúng đang bị tổn thương.

Tuy chứng này hiếm gặp, nhưng ai cũng có thể mắc và nếu bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo có thể dẫn tới tử vong. Chỉ cần một ngụm nước nhỏ tràn vào phổi cũng có thể cản trở phổi cung cấp ôxy cho máu, dẫn tới phù phổi, suy hô hấp dẫn đến chết đuối thứ cấp.

Lúc này, cha mẹ bỏ qua những lời than thở, quấy khóc của trẻ, thì khoảng 12-24 tiếng sau phổi trẻ sẽ bị kích thích khiến tràn dịch, gây suy hô hấp khiến trẻ tử vong nhanh chóng.

Chuyên gia sức khỏe thể thao, Tiến sĩ Lewis Maharam cho biết: “Khi trẻ qua cơn sặc nước, cha mẹ thường nghĩ chúng sẽ không sao và để mặc chúng trở lại vui chơi, sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên cha mẹ cần quan sát chúng thông qua biểu hiện ho, khó thở, khò khè kèm theo nhiều bóng nước trong miệng thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay. Có thể trẻ đang bị hiện tượng chết đuối khô mà cha mẹ không biết. Cha mẹ nên nhớ, chỉ cần trẻ hít phải một lượng nước nhỏ vào bên trong phổi cũng có thể gây ra hiện tượng này”

Nhung dau hieu nguy hiem cha me phai het suc luu y khi tre vua tam bien xong
Chết đuối trên cạn là hiện tượng sau khi trẻ bị sặc nước, lượng nước này sẽ đi vào phổi và gây ra nhiều biến chứng dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa.

Vì đây là một tai nạn khó phát hiện, lại tiến triển rất nhanh nên cha mẹ cần chú ý đến trẻ nhiều hơn khi quyết định cho trẻ đi bơi ở sông hồ. Đặc biệt là biển, những cơn sóng dồn dập đổ vào bờ có thể làm cho trẻ thích thú, vui vẻ, nhưng cũng khiến trẻ dễ bị sặc nước nhất.

Tắm biển bao lâu là đủ?

Khi cho trẻ đi chơi biển, ngoài việc trang bị kỹ năng bơi lội cho trẻ, cha mẹ nên chú ý giám sát trẻ, đừng nghĩ bạn mặc cho trẻ chiếc áo phao nổi bật là có thể bảo vệ trẻ khỏi chết đuối.

Nhung dau hieu nguy hiem cha me phai het suc luu y khi tre vua tam bien xong
Nhiều người lầm tưởng, trẻ mặc áo phao sặc sỡ là có thể quan sát được trẻ. Ảnh minh họa.

Không để trẻ ngâm mình dưới nước quá 2 tiếng. Vì ngoài việc tránh cho phổi của trẻ không bị tổn thương, thì trẻ còn có thể phòng tránh được cảm lạnh, say nắng, cháy da,…

Quan sát con bạn khi chúng bơi xong, tùy theo sức khỏe mà mỗi  trẻ có những biểu hiện mệt mỏi khác nhau.

Tuy nhiên, nếu con bạn mệt mỏi nhiều, bước đi liu xiu, than chóng mặt, đòi ngủ, không còn muốn chơi các trò chơi khác, trí nhớ giảm sút đột ngột, hay có những hành vi bất thường khác thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và cấp cứu kịp thời. Vì rất có thể trẻ đang lâm vào tình trạng "chết đuối khô" mà bạn không hay biết.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI