PNO - Sài Gòn của tôi không chỉ có những kiến trúc cổ kính mang giá trị lịch sử và tôn nghiêm mà còn có những con đường xanh ngát và rợp bóng những hàng cây, những con đường màu xanh.
Những con đường màu xanh lưu bao kỷ niệm của người Sài Gòn |
Vào những ngày cuối tuần, tôi thường dậy thật sớm, thưởng thức cảm giác đầy sảng khoái với chiếc xe đạp của mình, tôi thả sức trên những cung đường nhất định.
Từ đường Hoàng Sa bên dòng kênh Nhiêu Lộc mát mẻ với những hàng cây xanh cao vút, tôi bắt đầu hòa mình vào dòng người qua lại khi trời vừa hửng sáng. Tôi hít thở đầy lồng ngực mùi hoa lá của những cây phượng vĩ, màu tím mộng mơ của bằng lăng, mùi hoa sứ phảng phất, và những cành liễu rủ đung đưa trước gió... tất cả tạo nên một cảnh đẹp đến nao lòng.
Không còn đâu ký ức xa xăm về một dòng kênh chết, tỏa mùi ô nhiễm ngày nào. Dòng kênh nay đã hoàn toàn thay da đổi thịt, khoác lên mình chiếc áo mới xanh mát từ việc năm 2020 chính quyền TPHCM quyết tâm tìm lại vẻ đẹp cho hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Không những được nạo vét lòng kênh, trồng cây xanh thảm cỏ đôi bên, tạo hành lang bảo vệ kênh, thiết kế điểm tập thể thao công cộng, còn có hàng tấn cá được thả vào lòng kênh để tái tạo môi trường sinh thái.
Dòng Nhiêu Lộc hôm nay khoác lên mình chiếc áo mới xanh mát |
Ra khỏi cung đường mê hoặc uốn lượn như dải lụa Hoàng Sa, qua vòng xoay Điện Biên Phủ tấp nập, tôi tìm đến con đường Trần Cao Vân, một con đường nhỏ nhưng được che chắn bởi những hàng cổ thụ. Chắc vì xanh mát nên hai bên đường mọc lên nhiều hàng quán, xe cộ nườm nượp. Cuối con đường Trần Cao Vân là Hồ Con Rùa - một kiến trúc lâu đời không chỉ mang tính đặc trưng của thành phố, mà nó còn được khoác lên mình tính dã sử xa xưa về long mạch. Tuy không mất quá nhiều thời gian để tôi đạp vòng quanh Hồ Con Rùa, nhưng tôi vẫn muốn thơ thẩn quanh khu vực rất nhiều quán ăn, quán cà phê.
Trong tiếng leng keng lốc cốc của bàn ghế đang được dọn ra là tiếng cười nói í ới của người bán người mua, là những vệt nắng sớm mai lọt qua kẽ lá, tạo nên một vừng sáng lấp ló rọi xuống mặt nước. Bất giác tôi thấy lòng mình xao động trước vẻ đẹp tuy quen thuộc nhưng không ngừng mới lạ.
Hồ Con Rùa là nơi hội tụ của nam thanh nữ tú vào mùa xuân, khi họ xúng xính váy áo cùng những tà áo dài tha thướt với nhiều màu sắc, thế nhưng bất kể mùa mưa hay nắng, khi hoàng hôn vừa buông xuống, các xe cóc ổi, mía ghim, bánh tráng nướng, bánh tráng trộn, hột vịt lộn, trứng cút lộn, cùng các loại nước giải khát vây quanh bờ hồ...
Mọi người ngồi đó giữa ngút ngàn trăng sao để nhâm nhi thức ăn đồ uống, để tán gẫu hay chỉ đơn giản là để có một phút nghỉ ngơi giản dị.
Tôi tiếp tục đi dọc theo đường Võ Văn Tần, bất chợt một cơn gió thổi qua, từ trên cao, những cánh hoa dầu xoay tít, bay xuống đầy đường. Một cảm giác rất lãng mạn, gợi nhớ tuổi thơ khi tôi hay thơ thẩn đi nhặt hoa dầu bay, rồi đứng trên bàn học tung xuống, thích thú nhìn nó xoay tròn như chong chóng.
Mỗi lần chuyển giao giữa mùa nắng và mùa mưa, những quả dầu khô không hương, không sắc bay lượn cũng đủ làm nên những ký ức đẹp đẽ. Bất giác mỉm cười, tôi rướn người đạp nhanh, tạo ra những âm thanh lạo xạo dưới bánh xe khi lướt trên con đường đầy những bông hoa dầu.
Tôi đi ngang Trường THCS Lê Quý Đôn, là đoạn đường có lá me bay, nhìn những hàng me hai bên đường, bất chợt tôi nhớ đến bài hát Góc phố dịu dàng của Nhạc sĩ Trần Minh Phi: Hỡi chiếc lá me xanh rơi trên đường xưa nắng hoa. Còn nhớ góc phố thân quen bâng khuâng chờ nhau thiết tha. Hỡi góc phố dịu dàng và hàng me anh đưa em đi ăn kem mỗi chiều. Hỡi góc phố dịu dàng và nụ hôn tan êm rất mau trong ly chè kem…
Hàng me xanh mát trên đoạn đường qua trường Lê Quý Đôn |
Một con đường với ngôi trường nơi lưu dấu những mối tình thơ trong trẻo, ngọt ngào, để mỗi khi bất chợt qua góc phố cũ, thấy phố vẫn giản dị thân thương như thế, người ta không khỏi ngậm ngùi.
Tôi tiếp tục hành trình ngang con đường mang tên cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, đắm chìm vào con đường hoa bằng lăng tím, một loài hoa mộng mơ thuần khiết, thể hiện sự thủy chung không chỉ trong tình yêu mà còn là tình cảm của bạn bè.
Để kết thúc hành trình của buổi sáng cuối tuần, tôi đi vào đường Hùng Vương, công viên Trần Phú với 2 hàng cổ thụ mát mắt, thấy mình nhỏ bé dưới những bóng cây già to lớn, cao vút.
Đường Hùng Vương rợp bóng cổ thụ |
Tuy mồ hôi đã đổ, nhưng tôi thấy tràn đầy năng lượng với một tinh thần phấn khởi tươi mới. Sau những bộn bề lo toan, việc cảm nhận những vẻ đẹp bình dị giúp tôi lắng đọng và thấy yêu đời. Bao nhiêu muộn phiền, lo âu hầu như giờ phút này cũng đã tan biến. Và bạn có biết, tôi yêu những con đường màu xanh là vì màu xanh lá cây còn được biết đến là sự khởi đầu mới trong cuộc sống - màu sắc của sự yên bình, thư thái và gần gũi hơn bao giờ hết.
Trương Thị Thu Oanh
Tác phẩm tham gia cuộc thi viết về Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, chủ đề “Thành phố của tôi” xin gửi về: tòa soạn Báo Phụ nữ TPHCM, 311 Điện Biên Phủ, quận 3, TPHCM; ngoài bì thư ghi rõ “Bài dự thi cuộc thi viết Thành phố của tôi” hoặc gửi qua email: saigon-tphcm@baophunu.org.vn; tiêu đề ghi rõ “Bài dự thi cuộc thi viết Thành phố của tôi”. Cơ cấu giải thưởng: - 1 giải Đặc biệt trị giá 70 triệu đồng. - 1 giải Nhất trị giá 50 triệu đồng. - 2 giải Nhì, trị giá 40 triệu đồng/giải. - 3 giải Ba, trị giá 30 triệu đồng/giải. - 10 giải Khuyến khích, trị giá 10 triệu đồng/giải. - 1 giải Bài viết hay nhất về phụ nữ TPHCM trị giá 30 triệu đồng. - 1 giải Bài viết hay dành cho tác giả là người nước ngoài, kiều bào sinh sống ở nước ngoài, trị giá 30 triệu đồng. - Giải tháng: 10 triệu đồng/giải. Ngoài ra, còn có các giải ấn tượng do ban giám khảo bình chọn cho bài viết chân dung phụ nữ, tác giả nữ cao tuổi nhất, tác giả có nhiều bài chất lượng nhất… Đặc biệt, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM sẽ xem xét trao giải cho bài viết hay vào mỗi quý. Xem thông tin chi tiết về cuộc thi tại đây |
Chia sẻ bài viết: |
NSND Trịnh Kim Chi, NSƯT Quốc Thảo, NSƯT Tuyết Thu, NSƯT Minh Nhí... chia sẻ về các vở diễn tham gia Liên hoan Sân khấu TPHCM lần I.
Năm 2024, tròn 100 năm ngày sinh soạn giả Viễn Châu - người để lại di sản đồ sộ khoảng 70 vở tuồng và hơn 2.000 bản vọng cổ...
Dù vẫn gây tranh cãi nhưng đã có những bức vẽ graffiti được bán với giá hàng triệu USD ở các sàn đấu giá nổi tiếng.
Chương trình thuộc chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức.
"Ngày xưa có 1 chuyện tình" là tác phẩm duy nhất của Việt Nam được chọn tranh giải ở thể loại Phim truyện tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội.
Chương trình nghệ thuật “Viễn Châu - Trọn đời nghiệp cầm ca” kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
"Ngày hôm nay hãy sống thật với trái tim mình" của Matsuura Yataro là cuốn sách với “55 chỉ dẫn thú vị để vượt qua chán nản trong cuộc sống thường ngày”.
Vở cải lương "Hào quang và bóng tối" của đoàn cải lương Hương Tràm (Cà Mau) gây ấn tượng tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024.
Before Sunrise (tựa tiếng Việt: Trước lúc bình minh) của đạo diễn Richard Linklater là một bộ phim thật kỳ lạ.
Là giáo viên trường làng, cô Trần Huỳnh Nhị - giáo viên Trường THPT Hòa Ninh- còn được biết đến là một người truyền cảm hứng, lan tỏa văn hóa đọc
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang công diễn vở “San hô đỏ”, trước khi đưa vở dự Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 tại Cần Thơ.
Nếu được phép chọn vài gương nhà văn hiện đại tiêu biểu nhất Nam Bộ, theo tôi, trong số đó không thể thiếu Trang Thế Hy.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Vang mãi bài ca kết đoàn" chào mừng các sự kiện lớn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Những năm qua, trong khi các “thương hiệu” cải lương miền Tây rơi rụng dần thì đoàn nghệ thuật cải lương Long An vẫn giữ được vị thế...
Thanh thiếu niên muốn phim ảnh và chương trình chỉ nằm trong phạm vi bạn bè và tình cảm trong sáng.
Sự kiện dự kiến quy tụ hơn 40 nghệ sĩ trong nước và quốc tế, mở cửa tự do cho người dân khắp mọi miền và du khách.
Chuyến xe khách từ Chợ Lớn về Cà Mau thêm ngột ngạt vì tiếng khóc của một đứa trẻ.
NSND Trần Ngọc Giàu cho biết, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 có thêm giải thưởng cho tác giả chuyển thể là bước tiến lớn, động viên lực lượng sáng tác.