Những cô giáo đồng hành cùng “giấc mơ” của học sinh khuyết tật

16/11/2024 - 17:14

PNO - Ngoài tình yêu, những cô giáo dạy trẻ khuyết tật còn phải trang bị thêm những kỹ năng để kịp thời ứng biến khi trò phát bệnh đột ngột.

Clip: Những lớp học đặc biệt ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An

Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) hiện có gần 280 học sinh khuyết tật trí tuệ và vận động đang theo học. Trong đó, có 180 học sinh ở xa, không có điều kiện đưa đón hàng ngày nên được bố trí ở nội trú ngay tại trường để thuận tiện cho việc học.
Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) hiện có gần 280 học sinh khuyết tật trí tuệ và vận động đang theo học. Trong đó, có 180 học sinh ở xa, không có điều kiện đưa đón hằng ngày nên được bố trí ở nội trú ngay tại trường để thuận tiện cho việc học.
Cô Đinh Thị Sa - giáo viên Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An - cho biết, mỗi lớp học có 18 học sinh, độ tuổi từ 8 - 20. Mỗi học sinh có tính cách, dạng bệnh, hội chứng khác nhau.
Cô Đinh Thị Sa - giáo viên Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An - cho biết, mỗi lớp học có 18 học sinh, độ tuổi từ 8 - 20. Mỗi học sinh có tính cách, dạng bệnh, hội chứng khác nhau.
“Khó nhất là trong cùng 1 lớp học nhưng mỗi em lại có một hoàn cảnh khách nhau. Do đó, ngoài dạy chung, giáo viên còn phải tùy theo khả năng tiếp thu kiến thức của từng em để có cách kèm riêng” - cô Sa nói.
“Khó nhất là trong cùng một lớp học nhưng mỗi em lại có một hoàn cảnh khác nhau. Do đó, ngoài dạy chung, giáo viên còn phải tùy theo khả năng tiếp thu kiến thức của từng em để có cách kèm riêng” - cô Sa nói.
Gần 30 năm dạy học sinh khuyết tật, cô Phan Việt Phương cho biết, việc các em tiến bộ, hòa nhập với cộng đồng phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân, phần còn lại là nỗ lực của giáo viên và gia đình. Để làm được điều này, giáo viên cần có tình yêu thương con trẻ, kiên trì, nhẫn nại và đặc biệt là sẵn sàng chia sẻ để giúp các em không còn mặc cảm về tật nguyền của bản thân.
Gần 30 năm dạy học sinh khuyết tật, cô Phan Việt Phương cho biết, việc các em tiến bộ, hòa nhập với cộng đồng phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân, phần còn lại là nỗ lực của giáo viên và gia đình. Để làm được điều này, giáo viên cần có tình yêu thương con trẻ, kiên trì, nhẫn nại và đặc biệt là sẵn sàng chia sẻ để giúp các em không còn mặc cảm về bản thân.
Theo cô Phương, học sinh khi mới vào trung tâm học đều được dạy ngôn ngữ ký hiệu để cô trò có thể thuận tiện giao tiếp với nhau. Giáo viên cũng phải lựa chọn cách nói phù hợp với đặc điểm của trẻ, kết hợp giữa lời nói và cử chỉ điệu bộ để tạo ra sự hấp dẫn. “Đến nay, một số thế hệ học sinh của tôi đã ra trường đi làm việc và xây dựng mái ấm riêng của mình, trong đó có những em nay đã thành chủ các xưởng may có tiếng. Được chứng kiến các em trưởng thành, tự lập là niềm hạnh phúc, cũng là động lực để tôi tiếp tục gắn bó với các em” - cô Phương nói.

Theo cô Phương, học sinh khi mới vào trung tâm học đều được dạy ngôn ngữ ký hiệu để cô trò có thể thuận tiện giao tiếp với nhau. Giáo viên cũng phải lựa chọn cách nói phù hợp với đặc điểm của trẻ, kết hợp giữa lời nói và cử chỉ điệu bộ để tạo ra sự hấp dẫn.

“Đến nay, một số thế hệ học sinh của tôi đã ra trường đi làm việc và xây dựng mái ấm riêng của mình, trong đó có những em nay đã thành chủ các xưởng may có tiếng. Được chứng kiến các em trưởng thành, tự lập là niềm hạnh phúc, cũng là động lực để tôi tiếp tục gắn bó với các em” - cô Phương nói.
“Đến nay, một số thế hệ học sinh của tôi đã ra trường đi làm việc và xây dựng mái ấm riêng của mình, trong đó có những em nay đã thành chủ các xưởng may có tiếng. Được chứng kiến các em trưởng thành, tự lập là niềm hạnh phúc, cũng là động lực để tôi tiếp tục gắn bó với các em” - cô Phương nói.
Ngoài dạy văn hóa, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An còn tổ chức các lớp dạy nghề và hướng nghiệp, mở ra cánh cửa tươi sáng cho những học sinh đặc biệt. Để học nghề, học sinh phải từ 14 tuổi trở lên, khi đã đủ khả năng nhận thức để có thể làm chủ cuộc đời.
Ngoài dạy văn hóa, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An còn tổ chức các lớp dạy nghề và hướng nghiệp, mở ra cánh cửa tươi sáng cho những học sinh đặc biệt. Để học nghề, học sinh phải từ 14 tuổi trở lên, khi đã đủ khả năng nhận thức để có thể làm chủ cuộc đời.
Vẫn còn nhớ như in kỷ niệm của những ngày đầu đến lớp, cô Đỗ Thị Trang - Chủ nhiệm lớp dạy nghề May 1 - cho biết, 1 học sinh khuyết tật vận động đang ngồi học bình thường bỗng lên cơn động kinh, ngã xuống nền đất co giật. Lần đầu vào trường gặp tình huống này, cô Trang hoảng sợ đến bật khóc, chẳng biết xử lý tình huống ra sao. May mắn 1 học sinh trong lớp đã kịp đến phòng y tế gọi giáo viên khác đến xử lý tình huống kịp thời.
Vẫn còn nhớ như in kỷ niệm của những ngày đầu đến lớp, cô Đỗ Thị Trang - Chủ nhiệm lớp dạy nghề May 1 - cho biết, 1 học sinh khuyết tật vận động đang ngồi học bình thường bỗng lên cơn động kinh, ngã xuống nền đất co giật. Lần đầu vào trường gặp tình huống này, cô Trang hoảng sợ đến bật khóc, chẳng biết xử lý tình huống ra sao. May mắn 1 học sinh trong lớp đã kịp đến phòng y tế gọi giáo viên khác đến xử lý tình huống kịp thời.
Sau sự việc đó, nữ giáo viên này phải trang bị thêm một số kỹ năng để xử lý tình huống khi học sinh phát bệnh đột ngột. Theo cô Trang, ngoài kiến thức chuyên môn thì để dạy nghề cho học sinh khuyết tật, giáo viên còn cần một trái tim ấm áp, nhẫn nại chỉ dạy, động viên và khích lệ dù chỉ một tiến bộ rất nhỏ để các em luôn cảm thấy yêu thương, và hào hứng.
Sau sự việc đó, nữ giáo viên này phải trang bị thêm một số kỹ năng để xử lý tình huống khi học sinh phát bệnh đột ngột. Theo cô Trang, ngoài kiến thức chuyên môn thì để dạy nghề cho học sinh khuyết tật, giáo viên còn cần một trái tim ấm áp, nhẫn nại chỉ dạy, động viên và khích lệ dù chỉ một tiến bộ rất nhỏ để các em luôn cảm thấy yêu thương và hào hứng.
“Học sinh không nghe nói được rất nhiều nên để có thể truyền tải cho các cháu hiểu được cái ý đồ, cách làm, các thực hiện như thế nào cho đúng, cho đẹp rất khó. Bởi vậy giáo viên cần phải rất kiên trì, nhẫn nại chỉ cho các em từng chút” - cô Trang nói.
“Học sinh không nghe nói được rất nhiều nên để có thể truyền tải cho các cháu hiểu được cái ý đồ, cách làm, các thực hiện như thế nào cho đúng, cho đẹp rất khó. Bởi vậy giáo viên cần phải rất kiên trì chỉ bảo cho các em từng chút” - cô Trang nói.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An - cho biết, ngoài dạy văn hóa, trung tâm này hiện còn dạy nghề may, mộc, vi tính… cho học sinh. Trước khi học nghề, giáo viên sẽ khảo sát nguyện vọng của học sinh, phụ huynh và căn cứ vào khả năng của các em để định hướng học nghề phù hợp với bản thân.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An - cho biết, ngoài dạy văn hóa, trung tâm này hiện còn dạy nghề may, mộc, vi tính… cho học sinh. Trước khi học nghề, giáo viên sẽ khảo sát nguyện vọng của học sinh, phụ huynh và căn cứ vào khả năng của các em để định hướng học nghề phù hợp.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI