Những cách thông minh để nói "không" với con

12/04/2016 - 20:00

PNO - “Không” là từ con trẻ không muốn nghe và bạn không muốn nói. Vậy có nhất thiết bạn phải nói “không” khi từ chối con một điều gì đó?

Nhung cach thong minh de noi
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Nói "không" thường xuyên với con không phải là một cách từ chối hiệu quả.

Khi từ “Không” bị lạm dụng quá nhiều nó sẽ phản tác dụng. Một số trẻ sẽ tỏ ra quen với từ này và dần không biết lắng nghe nữa và tỏ thái độ đối nghịch lại yêu cầu. Còn một số khác lại tỏ ra sợ hãi và ám ảnh với những gì cha mẹ đã nói. Cả hai cách phản ứng này đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về tính cách và hành động của trẻ.

Có rất nhiều cách thông minh và khéo léo mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để nói không với con mình một cách tế nhị mà hiệu quả.

1. Biết cách chấp nhận đòi hỏi của trẻ một cách thông minh

Đừng quá áp đặt cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ thường nói “ Con không được ăn kẹo trước khi ăn cơm” và từ chối yêu cầu của trẻ khi chúng đòi ăn kẹo hoặc nũng nịu đòi bạn đi mua. Bé con bắt đầu tỏ thái độ khó chịu và không hài lòng với câu trả lời đó.

Nếu bạn tiếp tục nhấn mạnh rằng trẻ không được phép làm điều đó, bé sẽ có những hành động như dẫm chân hay khóc lóc không vừa ý. Các bậc phụ huynh dường như đã quá quen thuộc với điều này. Theo chuyên gia tâm lý cho biết: “Một số đứa trẻ sẽ không thể hiểu hoặc không thể chấp nhận sự áp đặt của bố mẹ nếu chỉ được nghe họ nói không”.

Vì vậy, bạn đừng nói “KHÔNG” với trẻ mà hãy đưa ra những lời tán thành kiểu như: “Được thôi, con sẽ ăn kẹo sau bữa tối. Bây giờ con hãy ăn cơm trước nha”. Cách nói này sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ chịu và vâng lời bạn hơn rất nhiều.

Nhung cach thong minh de noi
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Tiến sĩ Bruce Grellong – chuyên gia tâm lý gia đình và trẻ em thành phố tại New York – cho biết: “Một số đứa trẻ sẽ không thể hiểu hoặc không thể chấp nhận sự áp đặt của bố mẹ nếu họ chỉ nói ‘không’.”Vì vậy, bạn đừng nói không với con mà hãy nói “vòng vo” một chút, kiểu như: “Được thôi, con sẽ ăn một cái kẹo sau bữa tối, còn bây giờ con hãy ăn một quả táo nhé!”. Cách nói này sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu và dễ vâng lời bạn hơn.

2. Giải thích cho trẻ hiểu và bày tỏ cảm xúc của bạn.

Khi bé tỏ ra ngang bướng, vùng vằng giận dỗi khi không được bạn đáp ứng yêu cầu, bạn nên tìm cách giải thích cho trẻ hiểu tại sao không nên làm vậy và bày tỏ cảm xúc không thích cách cư xử đó của bé.

Bạn có thể nói với trẻ một cách vui vẻ như: “Chiếc bàn sẽ bị hỏng nếu con cứ tiếp tục đạp vào nó như vậy, và con đang làm mẹ buồn đấy. Đừng làm thế nữa con nhé!”. Mặc dù câu nói này có vẻ như vô ích đối với một đứa trẻ đang giận dỗi nhưng thực ra, bạn đang giảng dạy cho bé và bé sẽ tiếp thu được bài học này.

Nhung cach thong minh de noi
Ảnh minh họa

Các chuyên gia tâm lý cho rằng cách nói như vậy sẽ giúp con bạn hiểu rằng những gì bé làm luôn ảnh hưởng đến những người xung quanh và chính bé sẽ học được sự cảm thông.

Có thể, con chưa hình thành và phát triển được ngay sự quan tâm của mình đến cảm xúc của người khác, nhưng những lời “chân tình” của bạn sẽ là những bài học nhỏ dần tác động và có ảnh hưởng sâu sắc đến con bạn.

3. Hãy đưa cho bé thêm các lựa chọn

Chẳng hạn, trong trường hợp đứa trẻ hiếu động chơi bóng trong nhà thay vì nói: “Không được chơi bóng trong nhà!”. Bạn hãy nói: “Con có thể ra sân chơi bóng hoặc sang sân nhà bạn chơi cùng cho vui”. Khi có các lựa chọn khác trẻ sẽ phản kháng mà nghe lời hơn.

Tuy nhiên, không nên cho trẻ quá nhiều sự lựa chọn, đối với trẻ nhỏ, chỉ cần cho trẻ hai sự lựa chọn là đủ.

Nhung cach thong minh de noi
Ảnh minh họa

Các chuyên gia cũng nói thêm rằng, đối với những đứa trẻ từ 1 đến 3 tuổi, phụ huynh nên khuyến khích bé đưa ra những lựa chọn đơn giản để bé phát huy sự độc lập của mình. Tuy nhiên, không nên cho bé quá nhiều sự lựa chọn, đối với trẻ nhỏ thì chỉ cần cho hai sự lựa chọn là đủ rồi.

5. Giọng điệu khi nói.

Trẻ hiểu từ ‘Không’ và quyết định phản kháng hay nghe lời cha mẹ phụ thuộc rất nhiều vào giọng điệu lời nói của cha mẹ. Do đó, cha mẹ có thể không cần dùng những từ phủ định mà hãy nhờ đến sức mạnh của giọng điệu – giọng điệu thật ‘cứng’ chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết để trẻ không bị nhờn. Cụ thể là chỉ khi nào bé phá phách hay có những đòi hỏi không hợp lý thì bạn mới sử dụng giọng điệu này.

Tổng hợp

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI